12/2005
phố của mùa chưa từng ký ức
nên có một người chọn tâm thế co ro
chẳng thể duỗi ra theo mùa
mưa đông buốt một bên não phải
giấc mơ chiều lạc miền cỏ dại
thêm một lần lần lữa với hoang vu
quán rất rộng nên mùa đông về thật lắm
hạt mưa vỡ ngang những tiếng thầm
hình như bàn bên có hai người tìm được vành môi
mình tôi ngồi Sài Gòn thiêm thiếp khói
mình tôi ngồi
mình tôi ngồi
mình tôi ngồi nỗi nhớ dậy thì tâm bão
mình tôi
mình tôi
ước mong manh chiếc ghế hồn nhiên hóa vành nôi
cho tôi chọn ủ ấm bằng áo len của mẹ
cà phê chiều nay thả giọt êm lạ
quán rất vắng một tiếng rơi của lá
mùa đông ngồi ghế mùa thu
mộng du phố hát chuyện tình
mộng du tôi hát chuyện mình
Tú Trinh
Monday, December 26, 2005
Friday, December 23, 2005
Hội thảo văn học “Sáng tác cho tuổi mới lớn hiện nay” (1)
VĂN HỌC
Thứ Năm, 22/12/2005, 14:55 (GMT+7)
Tìm tác phẩm hay cho tuổi mới lớn
Nhà thơ Cao Xuân Sơn (trái) và cây bút trẻ Tú Trinh trao đổi trên đường về dự hội thảo - Ảnh: Lam Điền
TTO - Khi tủ sách Tuổi mới lớn của NXB Kim Đồng chuẩn bị ra đến tựa thứ 300, một hội thảo văn học dành cho tuổi teen vừa tổ chức tại An Giang với mục đích tìm kiếm tác phẩm hay hơn. Bởi sách hay của lứa tuổi này đang... khát.
Nhà văn chưa theo kịp bạn đọc
Điều bất cập này ít khi nào được giới sáng tác - vốn có nhiều tự ái - thừa nhận. Nhưng tại hội thảo lần này, nội dung trên được đưa ra và đã gặp những ý kiến tán đồng.
Lâu nay, các nhà văn vẫn thừa nhận với nhau về mặt “lý thuyết” rằng: thời đại @ bây giờ khiến cho suy nghĩ của các em rất khác, các em có những nhu cầu, những quan niệm về thị hiếu thẩm mỹ, những sở thích và đòi hỏi… không giống như cách hình dung về độ tuổi mới lớn vào thuở xa xưa của các nhà văn chuyên nghiệp hiện nay.
Thừa nhận như thế là để nhắc nhau viết cho tuổi mới lớn bây giờ cần đổi mới, đổi khác, nhưng đổi mới như thế nào vẫn là vấn đề còn bàn thảo và mỗi nhà văn vẫn hiểu khác nhau.
Cây bút trẻ Tú Trinh đã đặt ra một vấn đề thẳng thắn và “khó xử” là việc chuyển tải nội dung tình dục, giới tính trong các tác phẩm hiện nay dành cho tuổi mới lớn.
Vấn đề này không mới, bằng chứng là văn học các nước đã xử lý chuyện nay từ xưa đến nay. Nhưng các tác giả Việt Nam vẫn còn lúng túng khi đề cập nội dung này trong các tác phẩm cho tuổi mới lớn.
Tú Trinh dẫn ra các tác phẩm từ Buồn ơi chào mi của Francois Sagan từ 1960 đến quyển sách gây xôn xao Trung Quốc Búp bê Bắc Kinh của Xuân Thụ mới đây, để nhấn mạnh rằng: tình dục ở tuổi mới lớn trong các sách nước ngoài được giải quyết tình huống như thế nào để đáp ứng được nhu cầu của bạn đọc và trở nên hấp dẫn với số đông công chúng như vậy.
Đồng ý với ý kiến này, nhà văn Nguyễn Trí Công cho rằng “tuổi mới lớn hiểu về tình dục rất sớm. Tuy nhiên, người viết lại không dám động tới lãnh vực nhạy cảm và dễ bị “xử” này khiến các em thờ ơ với tác phẩm viết cho lứa tuổi của mình”.
Rõ ràng vấn đề tính dục là một quan tâm rất lớn của các em ở độ tuổi teen, bởi độ tuổi này đang đối diện với các đổi thay về tâm, sinh lý. Thế nhưng, đề tài này lại chưa được các nhà văn khai thác xử lý, làm cho các emcó cảm giác “tác phẩm chưa theo kịp với nhu cầu của mình” cũng là hệ quả tất yếu.
Cây bút trẻ Quân Thiên Kim cho rằng lực lượng sáng tác cho tuổi mới lớn hiện nay đang gặp phải mâu thuẫn giữa năng lực sáng tác và vốn sống thực tế, và cô mạnh dạn lên tiếng cảnh báo về một nguy cơ quan liêu trong sáng tác văn chương.
Sự việc được diễn đạt có vẻ trầm trọng, nhưng sự thực thì chính khoảng cách giữa nhà văn và bạn đọc luôn là mối quan tâm của những người làm văn chương. Một khi người viết được giao cho sứ mệnh phải đồng hành, thậm chí phải đi trước bạn đọc về mặt tư tưởng, mà anh lại thừa nhận rằng anh đang tụt lại phía sau, rõ ràng là bất ổn.
Hãy viết một cuốn nhẹ và mỏng...
Có nhiều ý kiến bàn về công tác quảng bá sách, cách trả nhuận bút, đầu tư sáng tác… tựu trung cũng là vì mục đích muốn tìm cách để có được tác phẩm hay, và phải đưa tác phẩm hay đến tay người đọc. Những vấn đề này nằm ở môi trường văn chương trong nước, mà nhà văn vẫn thường va phải.
Anh Phước Thảo ở Đồng Tháp đặt vấn đề về nhuận bút cho một tác phẩm tuổi mới lớn hiện nay không cao, nhà văn Nguyễn Thái Hải ở Đồng Nai muốn tìm cách “ràng buộc” giữa NXB và nhà văn bằng ý tưởng: các NXB nên chăng chọn lựa, ký hợp đồng với các nhà văn, có thể trả lương hàng tháng, ứng trước tiền nhuận bút… để nhà văn có động lực viết.
Nhà văn Thu Trân cũng hy vọng môi trường văn chương có thể được cải thiện hơn nếu như hội thảo lần này có các “nhà ra quyết định” – những lãnh đạo hội nhà văn, giám đốc nhà xuất bản - tham gia.
Tuy nhiên, bản thân những điều kiện đó vốn không phải là yếu tố quyết định để có được tác phẩm hay. Một tác phẩm hay chỉ có được khi có nhà văn hay, điều kiện để có được một nhà văn hay hòan toàn không có công thức, chỉ biết rằng: nhà văn hay có thể sáng tác mà không cần các điều kiện “phụ liệu” kia.
Nhà văn Anh Đào nhấn mạnh điều này bằng một khẳng định: “Tôi không nghĩ vì có quá nhiều phương tiện giải trí khác mà các em xao nhãng việc đọc sách. Ta thiếu sách hay cho các em”.
Nhà văn Nguyên Hương nêu thực tế về các giải thưởng văn học hàng năm của Hội nhà văn Việt Nam “cả chục năm nay không hề xét giải cho bất kỳ truyện nào viết về tuổi mới lớn”. Điều này có thể có hai nguyên do: ta không có tác phẩm tuổi mới lớn xứng tầm; và tầm của giải thưởng văn học Việt Nam không không xét đến tác phẩm tuổi mới lớn.
Dù sao, thực trạng này cho thấy các tác phẩm dành cho tuổi vẫn chưa có vị trí trong làng văn học đất nước. Đã vậy, nhà văn Trần Quốc Tòan nêu ra một khoảng trống trong văn học tuổi mới lớn ở ta là thơ. Thể loại văn học này thiếu hẳn trong các tủ sách tuổi mới lớn, nó báo hiệu một sự phát triển bất thường của đời sống văn chương.
Và như thế, để có tác phẩm hay cho lứa tuổi teen, nhà thơ Cao Xuân Sơn lại cất cao lời kêu gọi các nhà văn chuyên và không chuyên nghiệp hãy “viết ít nhất một cuốn sách mỏng mà không nhẹ cho lứa tuổi này”.
LAM ĐIỀN
Link
Thứ Năm, 22/12/2005, 14:55 (GMT+7)
Tìm tác phẩm hay cho tuổi mới lớn
Nhà thơ Cao Xuân Sơn (trái) và cây bút trẻ Tú Trinh trao đổi trên đường về dự hội thảo - Ảnh: Lam Điền
TTO - Khi tủ sách Tuổi mới lớn của NXB Kim Đồng chuẩn bị ra đến tựa thứ 300, một hội thảo văn học dành cho tuổi teen vừa tổ chức tại An Giang với mục đích tìm kiếm tác phẩm hay hơn. Bởi sách hay của lứa tuổi này đang... khát.
Nhà văn chưa theo kịp bạn đọc
Điều bất cập này ít khi nào được giới sáng tác - vốn có nhiều tự ái - thừa nhận. Nhưng tại hội thảo lần này, nội dung trên được đưa ra và đã gặp những ý kiến tán đồng.
Lâu nay, các nhà văn vẫn thừa nhận với nhau về mặt “lý thuyết” rằng: thời đại @ bây giờ khiến cho suy nghĩ của các em rất khác, các em có những nhu cầu, những quan niệm về thị hiếu thẩm mỹ, những sở thích và đòi hỏi… không giống như cách hình dung về độ tuổi mới lớn vào thuở xa xưa của các nhà văn chuyên nghiệp hiện nay.
Thừa nhận như thế là để nhắc nhau viết cho tuổi mới lớn bây giờ cần đổi mới, đổi khác, nhưng đổi mới như thế nào vẫn là vấn đề còn bàn thảo và mỗi nhà văn vẫn hiểu khác nhau.
Cây bút trẻ Tú Trinh đã đặt ra một vấn đề thẳng thắn và “khó xử” là việc chuyển tải nội dung tình dục, giới tính trong các tác phẩm hiện nay dành cho tuổi mới lớn.
Vấn đề này không mới, bằng chứng là văn học các nước đã xử lý chuyện nay từ xưa đến nay. Nhưng các tác giả Việt Nam vẫn còn lúng túng khi đề cập nội dung này trong các tác phẩm cho tuổi mới lớn.
Tú Trinh dẫn ra các tác phẩm từ Buồn ơi chào mi của Francois Sagan từ 1960 đến quyển sách gây xôn xao Trung Quốc Búp bê Bắc Kinh của Xuân Thụ mới đây, để nhấn mạnh rằng: tình dục ở tuổi mới lớn trong các sách nước ngoài được giải quyết tình huống như thế nào để đáp ứng được nhu cầu của bạn đọc và trở nên hấp dẫn với số đông công chúng như vậy.
Đồng ý với ý kiến này, nhà văn Nguyễn Trí Công cho rằng “tuổi mới lớn hiểu về tình dục rất sớm. Tuy nhiên, người viết lại không dám động tới lãnh vực nhạy cảm và dễ bị “xử” này khiến các em thờ ơ với tác phẩm viết cho lứa tuổi của mình”.
Rõ ràng vấn đề tính dục là một quan tâm rất lớn của các em ở độ tuổi teen, bởi độ tuổi này đang đối diện với các đổi thay về tâm, sinh lý. Thế nhưng, đề tài này lại chưa được các nhà văn khai thác xử lý, làm cho các emcó cảm giác “tác phẩm chưa theo kịp với nhu cầu của mình” cũng là hệ quả tất yếu.
Cây bút trẻ Quân Thiên Kim cho rằng lực lượng sáng tác cho tuổi mới lớn hiện nay đang gặp phải mâu thuẫn giữa năng lực sáng tác và vốn sống thực tế, và cô mạnh dạn lên tiếng cảnh báo về một nguy cơ quan liêu trong sáng tác văn chương.
Sự việc được diễn đạt có vẻ trầm trọng, nhưng sự thực thì chính khoảng cách giữa nhà văn và bạn đọc luôn là mối quan tâm của những người làm văn chương. Một khi người viết được giao cho sứ mệnh phải đồng hành, thậm chí phải đi trước bạn đọc về mặt tư tưởng, mà anh lại thừa nhận rằng anh đang tụt lại phía sau, rõ ràng là bất ổn.
Hãy viết một cuốn nhẹ và mỏng...
Có nhiều ý kiến bàn về công tác quảng bá sách, cách trả nhuận bút, đầu tư sáng tác… tựu trung cũng là vì mục đích muốn tìm cách để có được tác phẩm hay, và phải đưa tác phẩm hay đến tay người đọc. Những vấn đề này nằm ở môi trường văn chương trong nước, mà nhà văn vẫn thường va phải.
Anh Phước Thảo ở Đồng Tháp đặt vấn đề về nhuận bút cho một tác phẩm tuổi mới lớn hiện nay không cao, nhà văn Nguyễn Thái Hải ở Đồng Nai muốn tìm cách “ràng buộc” giữa NXB và nhà văn bằng ý tưởng: các NXB nên chăng chọn lựa, ký hợp đồng với các nhà văn, có thể trả lương hàng tháng, ứng trước tiền nhuận bút… để nhà văn có động lực viết.
Nhà văn Thu Trân cũng hy vọng môi trường văn chương có thể được cải thiện hơn nếu như hội thảo lần này có các “nhà ra quyết định” – những lãnh đạo hội nhà văn, giám đốc nhà xuất bản - tham gia.
Tuy nhiên, bản thân những điều kiện đó vốn không phải là yếu tố quyết định để có được tác phẩm hay. Một tác phẩm hay chỉ có được khi có nhà văn hay, điều kiện để có được một nhà văn hay hòan toàn không có công thức, chỉ biết rằng: nhà văn hay có thể sáng tác mà không cần các điều kiện “phụ liệu” kia.
Nhà văn Anh Đào nhấn mạnh điều này bằng một khẳng định: “Tôi không nghĩ vì có quá nhiều phương tiện giải trí khác mà các em xao nhãng việc đọc sách. Ta thiếu sách hay cho các em”.
Nhà văn Nguyên Hương nêu thực tế về các giải thưởng văn học hàng năm của Hội nhà văn Việt Nam “cả chục năm nay không hề xét giải cho bất kỳ truyện nào viết về tuổi mới lớn”. Điều này có thể có hai nguyên do: ta không có tác phẩm tuổi mới lớn xứng tầm; và tầm của giải thưởng văn học Việt Nam không không xét đến tác phẩm tuổi mới lớn.
Dù sao, thực trạng này cho thấy các tác phẩm dành cho tuổi vẫn chưa có vị trí trong làng văn học đất nước. Đã vậy, nhà văn Trần Quốc Tòan nêu ra một khoảng trống trong văn học tuổi mới lớn ở ta là thơ. Thể loại văn học này thiếu hẳn trong các tủ sách tuổi mới lớn, nó báo hiệu một sự phát triển bất thường của đời sống văn chương.
Và như thế, để có tác phẩm hay cho lứa tuổi teen, nhà thơ Cao Xuân Sơn lại cất cao lời kêu gọi các nhà văn chuyên và không chuyên nghiệp hãy “viết ít nhất một cuốn sách mỏng mà không nhẹ cho lứa tuổi này”.
LAM ĐIỀN
Link
Thursday, December 22, 2005
Hội thảo văn học “Sáng tác cho tuổi mới lớn hiện nay” (2)
Đời sống văn nghệ
Thứ tư, 21/12/2005, 09:45
Dòng văn học tuổi mới lớn VN chờ ngày lớn
Thanh Vân
Ngày 19/12, hội thảo về “Sáng tác văn học dành cho tuổi mới lớn” đã diễn ra tại phường Núi Sam, Châu Đốc, An Giang. Lần đầu tiên, tình hình phát triển và thực trạng sáng tác của dòng văn học viết cho tuổi teen được 50 nhà văn trên cả nước phân tích mổ xẻ.
Hội thảo họp mặt đông đảo gương mặt nhà văn, nhà thơ. "Lão thành" có Lưu Thị Lương, Trần Quốc Toàn, Đoàn Thạch Biền, Trịnh Bửu Hoài, Cao Xuân Sơn, Mai Bửu Minh... Tầm "trung trung tuổi" thì có Nguyên Hương, Nguyễn Trí Công, Nguyễn Thu Phương, Chu Quang Mạnh Thắng. Lê Đình Vũ. Trên dưới 30 là Vũ Đình Giang, Phan Hồn Nhiên... Thế hệ 8X góp mặt với Tú Trinh, Võ Thu Hương, Ngô Thị Hạnh, La Thị Ánh Hường, Đoàn Phương Huyền. 20 tham luận trình bày trong hội thảo là đầy ắp những ý kiến, đề nghị và trăn trở của những cây bút thuộc nhiều thế hệ.
Nhà văn Lưu Thị Lương cho rằng, tuổi mới lớn của con người là giai đoạn quan trọng nhất để bắt đầu hình thành nhân cách, tự khẳng định mình, tập ý thức về vai trò và trách nhiệm của mình. Theo bà, nhà văn viết về tuổi mới lớn không nên mang mặc cảm mình đang viết về loại đối tượng thấp nhỏ. Rất nhiều nhà văn ở tuổi "hết lớn nữa" như Lưu Thị Lương, Nguyễn Quang Sáng, Nguyễn Thị Minh Ngọc... có những tác phẩm rất hay về tuổi "teen". Thế nhưng, hầu hết các nhà văn "già" viết tác phẩm cho tuổi mới lớn để kể lại một thời đã xa, một không gian và thời gian đã lùi vào quá khứ. Trong khi đó, tuổi mới lớn hôm nay có vô vàn sự lựa chọn đến với các loại hình nghệ thuật khác, lựa chọn giữa các tác phẩm trong nước, giữa tác giả này với tác giả kia. Vì thế, yêu cầu hiện đại hóa không gian, thời gian, ngôn ngữ tác phẩm là hết sức cần thiết. Điểm qua những đầu sách cho tuổi mới lớn, dễ thấy một điều: các nhà văn chỉ mới chạm vào vài khía cạnh trong đời sống tâm hồn, tinh thần rất phức tạp, nhạy cảm của các cô bé, cậu bé, vốn chưa phải là người lớn nhưng cũng không còn là trẻ con.
Cây bút trẻ, nhà thơ Tú Trinh táo bạo đưa ra ý kiến: sex trong những sáng tác chọn tuổi mới lớn làm trung tâm vẫn còn bị bỏ ngỏ. Không ít độc giả tuổi "teen" đã đọc những tác phẩm: “Buồn ơi chào nhé” của Francois Sagan, “Lolita” của Vladimir Nabocov, “Búa đe” của Christine Falkenland, “Búp bê Bắc Kinh” của Xuân Thụ, “Đi qua hoa cúc” của Nguyễn Nhật Ánh… Đây được xem là những tác phẩm hấp dẫn vì đã mang lại nhiều cảm xúc trái ngược, phong phú: dữ dội, trần trụi, dễ thương, lãng mạn. Nếu lúc nào cũng quan niệm: sách cho tuổi mới lớn là phải đề cao lý tưởng, ngại ngần đề cập về vấn đề giới tính, viết giống nhau gần như một công thức, một khuôn mẫu, ngập tràn hoa lá mộng mơ thì đơn điệu, nhàm chán là điều dễ hiểu.
Bên cạnh những tham luận được chuẩn bị chu đáo là những tranh luận ngoài lề sôi nổi. Họa sĩ thiết kế, nhà văn trẻ Vũ Đình Giang cho rằng không nên đặt ra những vấn đề cũ kỹ kiểu như: Nên hay không nên đưa yếu tố sex vào văn học tuổi mới lớn? Làm sao để văn học tuổi mới lớn Việt Nam bắt kịp văn học tuổi mới lớn thế giới? Thực tế, những tác phẩm văn học được bạn đọc tuổi teen thế giới đón nhận luôn đầy đủ những hỷ nộ ái ố và những lĩnh vực cấm kỵ. Vấn đề ở đây là nói như thế nào cho hay, cho thuyết phục với liều lượng vừa đủ, văn phong thích hợp và đúng với hoàn cảnh xã hội Việt Nam.
Chuyện về nhuận bút, về sự chưa chuyên nghiệp, chưa phát triển đồng đều của các cậy viết cũng được đem ra tranh luận sôi nổi. Hiện nay, tại các Hội văn học nghệ thuật nhiều tỉnh miền Trung như Quảng Nam, Đà Nẵng, Huế, Quảng Ngãi…, số lượng người viết và trang viết cho tuổi mới lớn rất hiếm hoi. Tìm kiếm một thành viên trẻ trong lực lượng sáng tác văn học cho tuổi này không mấy dễ dàng, trong khi Hà Nội và TP HCM liên tục đón nhận nhiều cây bút trẻ về hội tụ. Phải cần rất nhiều thời gian nữa mới có thể lấp đầy khoảng trống lớn này.
Buổi tối cùng ngày, đoàn nhà văn đã có buổi giao lưu với hàng trăm học sinh trường phổ thông trung học Thủ Khoa Nghĩa, thị xã Châu Đốc. Cuộc giao lưu giữa những nhà văn đến từ các tỉnh thành xa xôi và các bạn học trò xứ núi diễn ra thật vui nhộn, cảm động. Các độc giả nhí cho thấy vốn đọc của mình không phải xoàng khi "xoay" các nhà văn ra trò. Có bạn cho biết không bỏ sót truyện nào của nhà văn Vũ Đình Giang, kể cả những truyện không phải cho tuổi mới lớn. Điều đó cho thấy tuổi ô mai không chỉ thích đọc những câu chuyện nhẹ nhàng, hồn nhiên kiểu "mới lớn" mà đã tìm đến những tác phẩm vượt tuổi. Đó là một thực tế đáng chú ý cho các nhà văn.
Nhà thơ Cao Xuân Sơn, "ông bầu" của Tủ sách Văn học tuổi mới lớn NXB Kim Đồng đặt hàng đề tài cho các cây bút ngay trong chuyến đi. Không ít bạn trẻ 8X hăng hái hưởng ứng đăng ký những kế hoạch cụ thể. Hội thảo khép lại với nhiều vấn đề vẫn còn chưa được tranh luận đến tận cùng. Tuy nhiên, nhìn lại lực lượng sáng tác thuộc nhiều độ tuổi đang ngày càng đông đảo, nhìn lại những đầu sách đang ngày càng phong phú, có thể khẳng định: Viết cho tuổi mới lớn là một trong những đề tài đang được quan tâm, dòng văn học này sẽ dần đi đến sự ổn định. Và để trả lời câu hỏi: "Bao giờ dòng văn học này lớn mạnh?" còn tùy thuộc vào sự chung tay không chỉ riêng những nhà văn mà của cả một dây chuyền: Người viết - người làm công tác xuất bản - phát hành - tiếp thị sách và cả xã hội.
Thứ tư, 21/12/2005, 09:45
Dòng văn học tuổi mới lớn VN chờ ngày lớn
Thanh Vân
Ngày 19/12, hội thảo về “Sáng tác văn học dành cho tuổi mới lớn” đã diễn ra tại phường Núi Sam, Châu Đốc, An Giang. Lần đầu tiên, tình hình phát triển và thực trạng sáng tác của dòng văn học viết cho tuổi teen được 50 nhà văn trên cả nước phân tích mổ xẻ.
Hội thảo họp mặt đông đảo gương mặt nhà văn, nhà thơ. "Lão thành" có Lưu Thị Lương, Trần Quốc Toàn, Đoàn Thạch Biền, Trịnh Bửu Hoài, Cao Xuân Sơn, Mai Bửu Minh... Tầm "trung trung tuổi" thì có Nguyên Hương, Nguyễn Trí Công, Nguyễn Thu Phương, Chu Quang Mạnh Thắng. Lê Đình Vũ. Trên dưới 30 là Vũ Đình Giang, Phan Hồn Nhiên... Thế hệ 8X góp mặt với Tú Trinh, Võ Thu Hương, Ngô Thị Hạnh, La Thị Ánh Hường, Đoàn Phương Huyền. 20 tham luận trình bày trong hội thảo là đầy ắp những ý kiến, đề nghị và trăn trở của những cây bút thuộc nhiều thế hệ.
Nhà văn Lưu Thị Lương cho rằng, tuổi mới lớn của con người là giai đoạn quan trọng nhất để bắt đầu hình thành nhân cách, tự khẳng định mình, tập ý thức về vai trò và trách nhiệm của mình. Theo bà, nhà văn viết về tuổi mới lớn không nên mang mặc cảm mình đang viết về loại đối tượng thấp nhỏ. Rất nhiều nhà văn ở tuổi "hết lớn nữa" như Lưu Thị Lương, Nguyễn Quang Sáng, Nguyễn Thị Minh Ngọc... có những tác phẩm rất hay về tuổi "teen". Thế nhưng, hầu hết các nhà văn "già" viết tác phẩm cho tuổi mới lớn để kể lại một thời đã xa, một không gian và thời gian đã lùi vào quá khứ. Trong khi đó, tuổi mới lớn hôm nay có vô vàn sự lựa chọn đến với các loại hình nghệ thuật khác, lựa chọn giữa các tác phẩm trong nước, giữa tác giả này với tác giả kia. Vì thế, yêu cầu hiện đại hóa không gian, thời gian, ngôn ngữ tác phẩm là hết sức cần thiết. Điểm qua những đầu sách cho tuổi mới lớn, dễ thấy một điều: các nhà văn chỉ mới chạm vào vài khía cạnh trong đời sống tâm hồn, tinh thần rất phức tạp, nhạy cảm của các cô bé, cậu bé, vốn chưa phải là người lớn nhưng cũng không còn là trẻ con.
Cây bút trẻ, nhà thơ Tú Trinh táo bạo đưa ra ý kiến: sex trong những sáng tác chọn tuổi mới lớn làm trung tâm vẫn còn bị bỏ ngỏ. Không ít độc giả tuổi "teen" đã đọc những tác phẩm: “Buồn ơi chào nhé” của Francois Sagan, “Lolita” của Vladimir Nabocov, “Búa đe” của Christine Falkenland, “Búp bê Bắc Kinh” của Xuân Thụ, “Đi qua hoa cúc” của Nguyễn Nhật Ánh… Đây được xem là những tác phẩm hấp dẫn vì đã mang lại nhiều cảm xúc trái ngược, phong phú: dữ dội, trần trụi, dễ thương, lãng mạn. Nếu lúc nào cũng quan niệm: sách cho tuổi mới lớn là phải đề cao lý tưởng, ngại ngần đề cập về vấn đề giới tính, viết giống nhau gần như một công thức, một khuôn mẫu, ngập tràn hoa lá mộng mơ thì đơn điệu, nhàm chán là điều dễ hiểu.
Bên cạnh những tham luận được chuẩn bị chu đáo là những tranh luận ngoài lề sôi nổi. Họa sĩ thiết kế, nhà văn trẻ Vũ Đình Giang cho rằng không nên đặt ra những vấn đề cũ kỹ kiểu như: Nên hay không nên đưa yếu tố sex vào văn học tuổi mới lớn? Làm sao để văn học tuổi mới lớn Việt Nam bắt kịp văn học tuổi mới lớn thế giới? Thực tế, những tác phẩm văn học được bạn đọc tuổi teen thế giới đón nhận luôn đầy đủ những hỷ nộ ái ố và những lĩnh vực cấm kỵ. Vấn đề ở đây là nói như thế nào cho hay, cho thuyết phục với liều lượng vừa đủ, văn phong thích hợp và đúng với hoàn cảnh xã hội Việt Nam.
Chuyện về nhuận bút, về sự chưa chuyên nghiệp, chưa phát triển đồng đều của các cậy viết cũng được đem ra tranh luận sôi nổi. Hiện nay, tại các Hội văn học nghệ thuật nhiều tỉnh miền Trung như Quảng Nam, Đà Nẵng, Huế, Quảng Ngãi…, số lượng người viết và trang viết cho tuổi mới lớn rất hiếm hoi. Tìm kiếm một thành viên trẻ trong lực lượng sáng tác văn học cho tuổi này không mấy dễ dàng, trong khi Hà Nội và TP HCM liên tục đón nhận nhiều cây bút trẻ về hội tụ. Phải cần rất nhiều thời gian nữa mới có thể lấp đầy khoảng trống lớn này.
Buổi tối cùng ngày, đoàn nhà văn đã có buổi giao lưu với hàng trăm học sinh trường phổ thông trung học Thủ Khoa Nghĩa, thị xã Châu Đốc. Cuộc giao lưu giữa những nhà văn đến từ các tỉnh thành xa xôi và các bạn học trò xứ núi diễn ra thật vui nhộn, cảm động. Các độc giả nhí cho thấy vốn đọc của mình không phải xoàng khi "xoay" các nhà văn ra trò. Có bạn cho biết không bỏ sót truyện nào của nhà văn Vũ Đình Giang, kể cả những truyện không phải cho tuổi mới lớn. Điều đó cho thấy tuổi ô mai không chỉ thích đọc những câu chuyện nhẹ nhàng, hồn nhiên kiểu "mới lớn" mà đã tìm đến những tác phẩm vượt tuổi. Đó là một thực tế đáng chú ý cho các nhà văn.
Nhà thơ Cao Xuân Sơn, "ông bầu" của Tủ sách Văn học tuổi mới lớn NXB Kim Đồng đặt hàng đề tài cho các cây bút ngay trong chuyến đi. Không ít bạn trẻ 8X hăng hái hưởng ứng đăng ký những kế hoạch cụ thể. Hội thảo khép lại với nhiều vấn đề vẫn còn chưa được tranh luận đến tận cùng. Tuy nhiên, nhìn lại lực lượng sáng tác thuộc nhiều độ tuổi đang ngày càng đông đảo, nhìn lại những đầu sách đang ngày càng phong phú, có thể khẳng định: Viết cho tuổi mới lớn là một trong những đề tài đang được quan tâm, dòng văn học này sẽ dần đi đến sự ổn định. Và để trả lời câu hỏi: "Bao giờ dòng văn học này lớn mạnh?" còn tùy thuộc vào sự chung tay không chỉ riêng những nhà văn mà của cả một dây chuyền: Người viết - người làm công tác xuất bản - phát hành - tiếp thị sách và cả xã hội.
Monday, October 17, 2005
Đoản ca cho Tita
Không trở lại nữa đâu. Trèo lên gác xép đi Tita nho nhỏ. Ở đó có lẽ mẹ sẽ không tìm thấy chúng mình và anh sẽ kể cho bé em nghe một chuyện kỳ lạ về đàn bò nhà mình.
Anh đã quên mất hết những trang sách anh từng đọc và nói thật đôi lúc anh phát xấu hổ vì sự lãng quên của mình. Anh đang lãng quên một cách gượng gạo. Ôi Tita bé nhỏ xanh xao.
.......
Tita yêu quý, ngày mai gió lại nổi lên rồi. Anh đang cố, đang cố hết sức đây để đàn bò nhà mình không bị bốc cao lên trời. Nhưng anh mệt quá rồi.
Có thể anh sẽ gục ngã trên cánh đồng bông ngùn ngụt gió.
Tita em, hãy thứ lỗi cho anh vì tất cả những từ ngữ rẻ tiền này, những từ ngữ anh viết ra mà không cai quản nổi chúng. Tita em, khi đó, hãy leo lên gác xép nhà mình. Mẹ sẽ không tìm ra em đâu. Rồi thì, em thấy đấy, những câu chuyện cũ mình lại kể về điều xa xưa.
Vòng quay cũ vẫn lại liên hồi bất tận kéo anh đi.
.......
Tita ơi, ngày mai anh sẽ không dậy nổi nữa, đừng đánh thức anh chi. Anh mệt mỏi quá rồi. Anh thử những kinh nghiệm cổ xưa lời thầm thì vút ngang quật rát mặt. Nỗi nhớ về xa xưa đang hát chết cánh đồng buồn. Tay xoắn dọc xoắn ngang, anh chán nản. Anh đã ngã xuống đồng bông ngùn ngụt gió. Và những mảnh hồn mình phiêu bạt dọc ngang không đáp lời nhau.
.......
Không trở lại nữa đâu, Tita ơi, anh không trở lại. Ngày mai trời sáng, em hãy mặc kệ tất cả. Mẹ réo gọi tên chúng mình dưới kia mà nguyền rủa. Đàn bò thống thiết gọi ngón tay ráp của em dắt chúng đi. Mặc kệ hết đi em. Leo lên gác xép này đi, hãy leo lên. Rồi em gieo mình xuống. Anh ở trong em.
.......
Mạn Vũ
Sunday, October 16, 2005
Tháng 10, những khi...
Cho An Tôn
khi yêu thương sắp thành cổ tích
thành phố lên cơn sốt
hầm hập thân thể hơn 300 tuổi
nhiệt độ sinh-vật-em như một liều thuốc an thần
ru thành phố sốt chìm vào giấc ngủ
dịu dàng
mê sảng
khi thật thà bị tuyên án
thành phố lại lên cơn sốt
loay hoay cái rùng mình vì một điều chưa kịp xa ngái
xao xuyến từ cơn say trẻ con, dùng tạm như thuốc an thần
ru trải nghiệm chui vào ngăn tủ
uốn éo và hóa đá
hình mũi tên
ghim phía trái
khi thuốc an thần là café
làm dịu đi bằng cách khiêu khích
hình như cảm giác về nhau
vẫn dạng thức sống
nỗi buồn lỗi thời
nỗi buồn đông như mưa
rơi an nhiên để biết mình đọng lại
rửa nhuần để biết mình kết tủa
Tú Trinh
10.2005
10.2005
Saturday, July 30, 2005
Khói
mm.2005
Ngửa đầu cho não một điếu thuốc
Đóng cửa nhìn khói và gặp tôi
Thèm là cánh hoa nằm dưới guốc
Năm cũ giếng sâu rêu đá ngồi
Năm chưa cũ giếng đã cạn từ lâu lắm
Khói buồn nên tình tự thành mưa
Cửa đóng cài then hoen cơn trầm cảm
Trọn một cơn mưa níu cũng thừa
Ngày hửng nắng cho mây về kéo sợi
Tôi mình tôi đan khói lưới mình
Tôi mình tôi dưới xanh trời ngồi đợi…
Tú Trinh
Ngửa đầu cho não một điếu thuốc
Đóng cửa nhìn khói và gặp tôi
Thèm là cánh hoa nằm dưới guốc
Năm cũ giếng sâu rêu đá ngồi
Năm chưa cũ giếng đã cạn từ lâu lắm
Khói buồn nên tình tự thành mưa
Cửa đóng cài then hoen cơn trầm cảm
Trọn một cơn mưa níu cũng thừa
Ngày hửng nắng cho mây về kéo sợi
Tôi mình tôi đan khói lưới mình
Tôi mình tôi dưới xanh trời ngồi đợi…
Tú Trinh
Sunday, July 17, 2005
Sóng đêm
có lẽ là những chữ cuối cho em Pooh của ngày chưa mới!
60 phút nghĩa là 3600 giây nghĩa là bao nhiêu sát-na đời sống
cũng tuỳ em
ta cách em
trong giấc mơ mình, em mặc khải một dòng sông
lều bều trôi mảnh nhau và dây rốn
ta nghe sóng
những chuyến đò dọc một đời người hữu hạn
chờ một lần đeo tang
những chuyến đò ngang ám tượng nguồn gốc
khai sinh tên cha, giả dối một hàng
gió sông Hậu điểm vành vải trắng
gió sông Tiền vẽ mặt cắt quan tài
hình như khuôn người em rùng lên
hình như man dại
hình như man nhiên
hình như em khóc
ta nghe sóng
ta panorama những di dấu
tiếng nấc ngân dài theo nhát quét ảnh trường hun hút nâu
xà lan gạo trắng hếu thân phận sấp ngửa gió
em bỏ quên miền Tây và những chuyến đò
mai, em bay
60 phút nghĩa là 3600 giây nghĩa là bao nhiêu sát-na đời sống
ta cách em
nhiều lắm là một bàn tay nắm bình yên trong một cái truyện ngắn
đêm cuối em ở Sài Gòn ta tắt sóng
cellphone ngủ ngoan
đêm cuối em ở Sài Gòn ta nghe sóng
từ cái CD ngày cũ mua mấy chục ngàn
sóng nhân tạo rả rích
sóng nhân tạo chắc nịch
ì oạp đếm sát-na đời
đêm cuối em ở Sài Gòn ta thấy sóng
rẽ đuôi tôm một loại tình
Tú Trinh
17.7.2005
Friday, July 15, 2005
Hành trình của nỗi nhớ
7/2005
những ngày chỉ muốn nhớ
âm thầm xoè bàn tay
gọi ban mai thức giấc
cám ơn đã những ngày
1.
ngày ngang ngôi nhà có cửa sổ tầng áp mái
thấy ánh sáng đêm
năm cũ bạn hong ước mơ bằng những ngọn đèn
tiếng thổi harmonica vụng về trong món quà sinh nhật
bạn có kịp nghe không?
2.
hình như không mưa, phố cũng là dòng sông
cuốn thời gian trôi,
đi,
qua,
theo phương của từng ngày nắng
những chiếc nón rơi lại ven đường, lẳng lặng
hoá sóng vỗ về người chưa kịp đi xa
3.
vẫn nhớ bạn thích ôm hoa cúc
vẫn nhớ bạn thích cầm tay kẹo bông gòn
sao mùa thu còn trắng một khoảng trong tranh bạn vẽ
bạn chờ nét gì, thanh tao hơn hồn nhiên?
4.
hay tôi tìm mùa hạ hỏi vay chút tiền
mua vé máy bay do hoa bồ công anh cầm lái
xoay xoay xoay và đáp, mong về lại nơi xuất phát
suốt cuộc hành trình, sợ mất dấu một tiếng chuông…
5.
như chú lừa Eeyore trong phim hoạt hình có chiếc đuôi thắt nơ hồng,
chẳng thèm vay mùa hạ nữa, tôi đi ăn mày chiếc cọc gỗ
đóng bạn vào tim!
Tú Trinh
những ngày chỉ muốn nhớ
âm thầm xoè bàn tay
gọi ban mai thức giấc
cám ơn đã những ngày
1.
ngày ngang ngôi nhà có cửa sổ tầng áp mái
thấy ánh sáng đêm
năm cũ bạn hong ước mơ bằng những ngọn đèn
tiếng thổi harmonica vụng về trong món quà sinh nhật
bạn có kịp nghe không?
2.
hình như không mưa, phố cũng là dòng sông
cuốn thời gian trôi,
đi,
qua,
theo phương của từng ngày nắng
những chiếc nón rơi lại ven đường, lẳng lặng
hoá sóng vỗ về người chưa kịp đi xa
3.
vẫn nhớ bạn thích ôm hoa cúc
vẫn nhớ bạn thích cầm tay kẹo bông gòn
sao mùa thu còn trắng một khoảng trong tranh bạn vẽ
bạn chờ nét gì, thanh tao hơn hồn nhiên?
4.
hay tôi tìm mùa hạ hỏi vay chút tiền
mua vé máy bay do hoa bồ công anh cầm lái
xoay xoay xoay và đáp, mong về lại nơi xuất phát
suốt cuộc hành trình, sợ mất dấu một tiếng chuông…
5.
như chú lừa Eeyore trong phim hoạt hình có chiếc đuôi thắt nơ hồng,
chẳng thèm vay mùa hạ nữa, tôi đi ăn mày chiếc cọc gỗ
đóng bạn vào tim!
Tú Trinh
Thursday, June 30, 2005
Lại biển và đêm
6/2005, viết nhân 8 câu thơ hay của bạn, I rambled in a smoke smooth
Hai mươi năm nữa tôi còn quánh đặc trên núi tí hon
Cấu thành từ xác loài động vật nhuyễn thể của tâm hồn
Em vẫn giấc mơ Karuthama sao? dẫu mùa tôm đã rất khác
Con sóng không vọng âm bất kì tên người
Đêm rì rầm lời tự thú của cát
Lấp đầy tôi đi, băng bó cho tôi đi những chiếc băng gạt
Vách đá nhô ra hay bào mòn so với ngày xưa?
Từ tay em loài rong đã sản sinh ra trăn ngàn bát cơm khác
Trí nhớ suy tàn nên ú ớ trong cả giấc mơ
Vẫn những chiếc cờ tam giác phần phật đầu lâu
Đêm nhồi vào lòng biển muôn ngàn triết lý
Con sóng dự giờ thốc cát ngược eo sóng
Những chai đời sóng đánh giạt ngược vào bờ
Rỗng hay không còn chờ đá đọc từng số phận
Cát cứ dấu bí mật dã tràng và lấn biển
Loài san hô hiến thân làm vũ công ngoài khơi
Tự vắt kiệt mình và nằm thiêm thiếp chờ trầm tích
Vịnh trả gió cho đất liền một đêm dậy thì tâm bão
Vẫn an nhiên người tự niêm mình trong khói
Hai mươi năm nữa tôi còn quánh đặc trên núi tí hon
Cấu thành từ xác loài động vật nhuyễn thể của tâm hồn
Em vẫn giấc mơ Karuthama sao? dẫu mùa tôm đã rất khác
Con sóng không vọng âm bất kì tên người
Đêm rì rầm lời tự thú của cát
Lấp đầy tôi đi, băng bó cho tôi đi những chiếc băng gạt
Vách đá nhô ra hay bào mòn so với ngày xưa?
Từ tay em loài rong đã sản sinh ra trăn ngàn bát cơm khác
Trí nhớ suy tàn nên ú ớ trong cả giấc mơ
Vẫn những chiếc cờ tam giác phần phật đầu lâu
Đêm nhồi vào lòng biển muôn ngàn triết lý
Con sóng dự giờ thốc cát ngược eo sóng
Những chai đời sóng đánh giạt ngược vào bờ
Rỗng hay không còn chờ đá đọc từng số phận
Cát cứ dấu bí mật dã tràng và lấn biển
Loài san hô hiến thân làm vũ công ngoài khơi
Tự vắt kiệt mình và nằm thiêm thiếp chờ trầm tích
Vịnh trả gió cho đất liền một đêm dậy thì tâm bão
Vẫn an nhiên người tự niêm mình trong khói
Tú Trinh
Sunday, June 19, 2005
Kết quả cuộc thi Thơ "Bút Mới" lần 6 “Thành phố trong tôi” | Trao giải
THƠ VÀ TUỔI TRẺ
Thứ Năm, 09/06/2005, 00:53 (GMT+7)
Kết quả cuộc thi Thơ "Bút Mới" lần 6 “Thành phố trong tôi”
Thành phố qua cửa kính xe...
TT - Chiếm tuyệt đại đa số những bài thơ lọt vào chung khảo lần này là thể thơ tự do. Có thể nói ngay, đối với các cây bút trẻ - hay bút mới - hiện nay, thể thơ này rõ ràng là “thuận tay” trong việc chuyển tải những ý tưởng, cảm xúc trước các đề tài gần gũi với cuộc sống.
Chủ đề “Thành phố trong tôi” mà Báo Tuổi Trẻ đưa ra khá có tính thách thức đối với các thi - sĩ - bút - mới, vì vừa đời thường song lại vừa mang yếu tố “chính trị”, theo cái nghĩa là tự thân bài viết phải hay mà cả cái thành phố mình muốn phản ánh - một khi đi vào thơ - cũng phải có nét “hay” gì đó!
Ắt hẳn nhận biết điều đó - và cộng với yếu tố ngắn hạn của cuộc thi, có cảm giác các cây bút mới đã phải... hối hả “cưỡi” lên thơ tự do - như một phương tiện thuận lợi nhất - nhằm… rào rào vượt qua thách thức!
Nói có vẻ cứng như vậy chẳng qua là để chia sẻ với cái sự khó (muôn đời) của những người làm nghề “phu chữ”, chứ thật ra đề tài thành phố - cụ thể hơn, hình ảnh thành phố - trong con mắt nhanh nhạy, yêu đời của tuổi trẻ bao giờ cũng mở ra nhiều cảm nhận phong phú, đa chiều như chính không khí, cảnh sắc những ngả đường lớn nhỏ, ngược xuôi hoặc lung linh sáng chói hoặc nồng nã khói bụi của bản thân nó.
Chưa kể người viết không chỉ ở giữa thành phố hiện tại mà viết, nhiều người trong số họ mang theo còn nóng hổi trong cảm thức của mình về một thành phố quá khứ mới rời xa, một vùng quê ký ức chưa nguôi nhớ..., tất cả được đem ra “cọ xát” với thực tại để có một thành-phố-trong-thơ vừa thật vừa ảo tô bồi thêm vẻ đẹp cho cái thành phố nơi mình đang sống bây giờ.
Ví dụ, đây này, một hoài niệm nhỏ của Song May: Con gái quê đi trọ chốn thị thành xa xôi. Cái xóm ngụ cư nghèo khiến mỗi lần ngước lên khoảnh trời bỗng biết mình đánh mất mảnh trăng chật chội. Cái xóm ngụ cư những chiều nhớ mẹ bỗng nhiên nghe nhức nhối. Thèm nghe ru hời. Cơn gió thoảng hút rồi vẫn chưa kịp thổi cái chao lắc hai phía vành nôi…
Trong thơ của Đỗ Thanh Vân có câu thơ như một lời thốt: Em Sài Gòn hơn anh! “Sài Gòn” đã hóa một tính từ! Đó là câu kết của những dòng thơ tình đậm chất sinh viên dễ thương: Em giấu quên vào phố. Con đường nào ít đi. Mặc cho mưa ướt nắng. Niềm yêu em thiên di. Anh chẳng hề biết đến. Bước qua miền nhớ em. Phố buồn không níu nổi. Vòng bánh xe ướt mèm. Em là cơn gió biển. Về xao động thị thành. Đôi lần anh ái ngại: Em Sài Gòn hơn anh!
Thành phố được nhìn từ nhiều góc độ, nhưng Tạ Thanh Lan chọn một cách nhìn có phần độc đáo: Tôi áp má vào cửa kính nghe mát lạnh. Những cô gái, những chàng trai đẹp như manơcanh. Lướt qua tôi để lại tiếng cười về một ngày mưa. Tiếng cười trẻ quá trong cơn mưa dường như già cỗi… Cơn mưa vẽ nhập nhòe thành phố trên cửa kính xe. Tôi lại thấy tôi trong muôn ngàn giọt nước.
Hệt một họa sĩ - nhưng hiếm hoi hơn các họa sĩ, Tạ Thanh Lan vẽ bằng chất liệu... mưa, nhờ “chất liệu” đó, thành phố hiện lên trên “tấm toan - cửa kính” một hình ảnh ướt át, lay động và trẻ trung đến có phần nghịch ngợm, chưa kể với lối thi pháp này, Tạ Thanh Lan nói lên được sự gắn kết chân dung tuổi trẻ thế hệ mình với toàn cảnh chân dung lớn của thành phố: Tôi lại thấy tôi trong muôn ngàn giọt nước.
Hơi lạm bàn như thế, để thấy chủ đề “Thành phố trong tôi” của cuộc thi thơ Bút Mới lần này, dù có hơi khó, vẫn là một chủ đề “mở”. Nó “chính trị” nhưng thơ cũng là nó. Đặc biệt, thể thơ tự do dịp này có vẻ “tung hoành” thỏa sức với “ngang dọc” phố!
Song, nói thật, thơ tự do là mới, nhưng các cây bút mới có thật sự làm mới được cho thơ mình hay chưa, hay chỉ là anh lính mới trong thơ mới, đó là chuyện còn sẽ phải bàn… qua một cuộc thi mới khác!
Nhà thơ ĐOÀN VỊ THƯỢNG
(thành viên ban giám khảo)
Kết quả cuộc thi Thơ "Bút Mới" lần 6:
“Thành phố trong tôi”
Cuộc thi thơ Bút Mới lần 6 “Thành phố trong tôi” do Báo Tuổi Trẻ tổ chức từ ngày 1-2 đến 30-4-2005 đã kết thúc với 982 bài thơ dự thi (chỉ kể những bài hợp lệ) của 374 tác giả trẻ từ khắp các tỉnh thành trên cả nước. Ngày 27-5, ban giám khảo gồm các nhà thơ Nguyễn Nhật Ánh, Đoàn Vị Thượng và nhà lý luận phê bình Huỳnh Như Phương đã họp và bình chọn kết quả sau đây:
* Giải 1: Song May (1982 - TP.HCM) với các bài Phù sa xưa, Ở trọ Sài thành, Ru phố, Những trầm tích mang vết thiên di.
* Giải 2:
- Đỗ Thanh Vân (1985 - ĐH KHXH & NV TP.HCM) với các bài Khoảng lặng của gió, Pha lê em, Liệu còn kịp đêm nay.
- Tạ Thanh Lan (1985 - Cao đẳng Mỹ thuật Đồng Nai) với các bài Trở về, Qua cửa kính xe.
* Giải 3:
- Y Mai (1985 - ĐHKT TP.HCM) với các bài Nơi thả những nỗi buồn, Nhìn qua đôi vai, Khi chiều đã trở thành xa vắng.
- Tú Trinh (1983 - TP.HCM) với các bài Trần tình nơi duyên hải, Câu chuyện rời của phố.
- Thanh Xuân (1981 - TP.HCM) với các bài Chiều phố, Ngày thành phô.
* 10 giải khuyến khích:
- Văn Thị Hạnh Thủy (1980 - TP.HCM): với bài Con đường lạ, Miền của phố.
- Trần Hoàng Nhân (1980 - TP.HCM): Phố của tình yêu, Dời nhà.
- Đinh Nga (ĐH KHXH & NV TP.HCM): Hẻm phố đời người.
- Tùng Quân (TP.HCM): Thơ cho phố.
- Nguyễn Phong Việt (TP.HCM): Nhật ký hẻm nhỏ.
- Thanh Huyền (1982 - TP.HCM): Sài Gòn lạ và quen, Sài Gòn ô quan.
- Bình Nhiên (1987 - Phú Yên): Ngủ muộn, Sài Gòn phố gió.
- Thiên Tùng (ĐHDL Hồng Bàng, TP.HCM): Cảm nhận trái dấu.
- Nguyệt Phạm (1982 - ĐH KHXH & NV TP.HCM): Sau cơn bão lớn.
- Nguyễn Việt Dũng (TP.HCM): Về phương đông, Phố quên.
Buổi lễ trao giải và giới thiệu tác giả, đọc thơ giao lưu sẽ được diễn ra tại hội trường A Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM vào lúc 19g30 ngày 17-6-2005 (sẽ có thư mời riêng đến từng tác giả trúng giải). Chương trình do Báo Tuổi Trẻ phối hợp với Đài Truyền hình TP.HCM và CLB Sáng tác trẻ Thành đoàn tổ chức.
Link
VĂN HỌC
Thứ Bảy, 18/06/2005, 01:02 (GMT+7)
Trao giải cuộc thi thơ Bút Mới lần 6
TTO - Tối 17-6, đêm trao giải Bút Mới lần 6 tại hội trường A Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM đã diễn ra trang trọng và ấm cúng với sự có mặt của 11 cây bút đoạt giải (*) và các nhà thơ tên tuổi như Đoàn Vị Thượng, Lê Minh Quốc, Nguyễn Thái Dương, Thanh Nguyên, nhà văn Nguyễn Đông Thức, nhà báo Lưu Đình Triều..., cùng nhiều bạn trẻ yêu thơ.
Hoạ sĩ Trịnh Cung, các nhà thơ trẻ Nguyễn Danh Lam, Nguyễn Hữu Hồng Minh, Lê Thiếu Nhơn, Nguyễn Vĩnh Nguyên...cũng có mặt trong đêm thơ nhạc "6 mùa hoa bút mới" để cùng chung vui với các tác giả đoạt giải.
Cây bút trẻ Song May (tên thật Hồ Khánh Vân, TP.HCM, 23 tuổi, giáo viên Trường phổ thông Năng khiếu, ĐHQG TP HCM) đã cởi mở chia sẻ niềm vui của cô khi đoạt giải nhất cuộc thi thơ của báo Tuổi Trẻ.
Song May đã đọc tặng những người tham dự bài thơ Phù sa xưa bên cạnh nhiều tiết mục thơ nhạc của các tác giả Tạ Thanh Lan (Cao đẳng Mỹ thuật Đồng Nai, đồng giải nhì), Tú Trinh (SV ĐHKHXH&NV, đồng giải ba), Văn Thị Hạnh Thủy (TP.HCM, đồng giải khuyến khích), nhà thơ nữ Thanh Nguyên, nhóm Năm Dòng Kẻ, ca sĩ Phạm Thanh Thảo...
Phát biểu tại lễ trao giải, PGS-TS Huỳnh Như Phương - thành viên ban giám khảo - đã đánh giá cao tấm lòng “hết mình” với thành phố của các tác giả tham dự cuộc thi “Thành phố trong tôi”, đặc biệt là của Song May với những câu thơ thật sự tài hoa và thấm đẫm “tình yêu trong tôi” với thành phố. PGS-TS Huỳnh Như Phương cũng cho biết một cây bút được xem là “phát hiện mới” trong đợt thi lần này là Tạ Thanh Lan.
LINH THOẠI
Link
Thứ Năm, 09/06/2005, 00:53 (GMT+7)
Kết quả cuộc thi Thơ "Bút Mới" lần 6 “Thành phố trong tôi”
Thành phố qua cửa kính xe...
TT - Chiếm tuyệt đại đa số những bài thơ lọt vào chung khảo lần này là thể thơ tự do. Có thể nói ngay, đối với các cây bút trẻ - hay bút mới - hiện nay, thể thơ này rõ ràng là “thuận tay” trong việc chuyển tải những ý tưởng, cảm xúc trước các đề tài gần gũi với cuộc sống.
Chủ đề “Thành phố trong tôi” mà Báo Tuổi Trẻ đưa ra khá có tính thách thức đối với các thi - sĩ - bút - mới, vì vừa đời thường song lại vừa mang yếu tố “chính trị”, theo cái nghĩa là tự thân bài viết phải hay mà cả cái thành phố mình muốn phản ánh - một khi đi vào thơ - cũng phải có nét “hay” gì đó!
Ắt hẳn nhận biết điều đó - và cộng với yếu tố ngắn hạn của cuộc thi, có cảm giác các cây bút mới đã phải... hối hả “cưỡi” lên thơ tự do - như một phương tiện thuận lợi nhất - nhằm… rào rào vượt qua thách thức!
Nói có vẻ cứng như vậy chẳng qua là để chia sẻ với cái sự khó (muôn đời) của những người làm nghề “phu chữ”, chứ thật ra đề tài thành phố - cụ thể hơn, hình ảnh thành phố - trong con mắt nhanh nhạy, yêu đời của tuổi trẻ bao giờ cũng mở ra nhiều cảm nhận phong phú, đa chiều như chính không khí, cảnh sắc những ngả đường lớn nhỏ, ngược xuôi hoặc lung linh sáng chói hoặc nồng nã khói bụi của bản thân nó.
Chưa kể người viết không chỉ ở giữa thành phố hiện tại mà viết, nhiều người trong số họ mang theo còn nóng hổi trong cảm thức của mình về một thành phố quá khứ mới rời xa, một vùng quê ký ức chưa nguôi nhớ..., tất cả được đem ra “cọ xát” với thực tại để có một thành-phố-trong-thơ vừa thật vừa ảo tô bồi thêm vẻ đẹp cho cái thành phố nơi mình đang sống bây giờ.
Ví dụ, đây này, một hoài niệm nhỏ của Song May: Con gái quê đi trọ chốn thị thành xa xôi. Cái xóm ngụ cư nghèo khiến mỗi lần ngước lên khoảnh trời bỗng biết mình đánh mất mảnh trăng chật chội. Cái xóm ngụ cư những chiều nhớ mẹ bỗng nhiên nghe nhức nhối. Thèm nghe ru hời. Cơn gió thoảng hút rồi vẫn chưa kịp thổi cái chao lắc hai phía vành nôi…
Trong thơ của Đỗ Thanh Vân có câu thơ như một lời thốt: Em Sài Gòn hơn anh! “Sài Gòn” đã hóa một tính từ! Đó là câu kết của những dòng thơ tình đậm chất sinh viên dễ thương: Em giấu quên vào phố. Con đường nào ít đi. Mặc cho mưa ướt nắng. Niềm yêu em thiên di. Anh chẳng hề biết đến. Bước qua miền nhớ em. Phố buồn không níu nổi. Vòng bánh xe ướt mèm. Em là cơn gió biển. Về xao động thị thành. Đôi lần anh ái ngại: Em Sài Gòn hơn anh!
Thành phố được nhìn từ nhiều góc độ, nhưng Tạ Thanh Lan chọn một cách nhìn có phần độc đáo: Tôi áp má vào cửa kính nghe mát lạnh. Những cô gái, những chàng trai đẹp như manơcanh. Lướt qua tôi để lại tiếng cười về một ngày mưa. Tiếng cười trẻ quá trong cơn mưa dường như già cỗi… Cơn mưa vẽ nhập nhòe thành phố trên cửa kính xe. Tôi lại thấy tôi trong muôn ngàn giọt nước.
Hệt một họa sĩ - nhưng hiếm hoi hơn các họa sĩ, Tạ Thanh Lan vẽ bằng chất liệu... mưa, nhờ “chất liệu” đó, thành phố hiện lên trên “tấm toan - cửa kính” một hình ảnh ướt át, lay động và trẻ trung đến có phần nghịch ngợm, chưa kể với lối thi pháp này, Tạ Thanh Lan nói lên được sự gắn kết chân dung tuổi trẻ thế hệ mình với toàn cảnh chân dung lớn của thành phố: Tôi lại thấy tôi trong muôn ngàn giọt nước.
Hơi lạm bàn như thế, để thấy chủ đề “Thành phố trong tôi” của cuộc thi thơ Bút Mới lần này, dù có hơi khó, vẫn là một chủ đề “mở”. Nó “chính trị” nhưng thơ cũng là nó. Đặc biệt, thể thơ tự do dịp này có vẻ “tung hoành” thỏa sức với “ngang dọc” phố!
Song, nói thật, thơ tự do là mới, nhưng các cây bút mới có thật sự làm mới được cho thơ mình hay chưa, hay chỉ là anh lính mới trong thơ mới, đó là chuyện còn sẽ phải bàn… qua một cuộc thi mới khác!
Nhà thơ ĐOÀN VỊ THƯỢNG
(thành viên ban giám khảo)
Kết quả cuộc thi Thơ "Bút Mới" lần 6:
“Thành phố trong tôi”
Cuộc thi thơ Bút Mới lần 6 “Thành phố trong tôi” do Báo Tuổi Trẻ tổ chức từ ngày 1-2 đến 30-4-2005 đã kết thúc với 982 bài thơ dự thi (chỉ kể những bài hợp lệ) của 374 tác giả trẻ từ khắp các tỉnh thành trên cả nước. Ngày 27-5, ban giám khảo gồm các nhà thơ Nguyễn Nhật Ánh, Đoàn Vị Thượng và nhà lý luận phê bình Huỳnh Như Phương đã họp và bình chọn kết quả sau đây:
* Giải 1: Song May (1982 - TP.HCM) với các bài Phù sa xưa, Ở trọ Sài thành, Ru phố, Những trầm tích mang vết thiên di.
* Giải 2:
- Đỗ Thanh Vân (1985 - ĐH KHXH & NV TP.HCM) với các bài Khoảng lặng của gió, Pha lê em, Liệu còn kịp đêm nay.
- Tạ Thanh Lan (1985 - Cao đẳng Mỹ thuật Đồng Nai) với các bài Trở về, Qua cửa kính xe.
* Giải 3:
- Y Mai (1985 - ĐHKT TP.HCM) với các bài Nơi thả những nỗi buồn, Nhìn qua đôi vai, Khi chiều đã trở thành xa vắng.
- Tú Trinh (1983 - TP.HCM) với các bài Trần tình nơi duyên hải, Câu chuyện rời của phố.
- Thanh Xuân (1981 - TP.HCM) với các bài Chiều phố, Ngày thành phô.
* 10 giải khuyến khích:
- Văn Thị Hạnh Thủy (1980 - TP.HCM): với bài Con đường lạ, Miền của phố.
- Trần Hoàng Nhân (1980 - TP.HCM): Phố của tình yêu, Dời nhà.
- Đinh Nga (ĐH KHXH & NV TP.HCM): Hẻm phố đời người.
- Tùng Quân (TP.HCM): Thơ cho phố.
- Nguyễn Phong Việt (TP.HCM): Nhật ký hẻm nhỏ.
- Thanh Huyền (1982 - TP.HCM): Sài Gòn lạ và quen, Sài Gòn ô quan.
- Bình Nhiên (1987 - Phú Yên): Ngủ muộn, Sài Gòn phố gió.
- Thiên Tùng (ĐHDL Hồng Bàng, TP.HCM): Cảm nhận trái dấu.
- Nguyệt Phạm (1982 - ĐH KHXH & NV TP.HCM): Sau cơn bão lớn.
- Nguyễn Việt Dũng (TP.HCM): Về phương đông, Phố quên.
Buổi lễ trao giải và giới thiệu tác giả, đọc thơ giao lưu sẽ được diễn ra tại hội trường A Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM vào lúc 19g30 ngày 17-6-2005 (sẽ có thư mời riêng đến từng tác giả trúng giải). Chương trình do Báo Tuổi Trẻ phối hợp với Đài Truyền hình TP.HCM và CLB Sáng tác trẻ Thành đoàn tổ chức.
Link
VĂN HỌC
Thứ Bảy, 18/06/2005, 01:02 (GMT+7)
Trao giải cuộc thi thơ Bút Mới lần 6
TTO - Tối 17-6, đêm trao giải Bút Mới lần 6 tại hội trường A Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM đã diễn ra trang trọng và ấm cúng với sự có mặt của 11 cây bút đoạt giải (*) và các nhà thơ tên tuổi như Đoàn Vị Thượng, Lê Minh Quốc, Nguyễn Thái Dương, Thanh Nguyên, nhà văn Nguyễn Đông Thức, nhà báo Lưu Đình Triều..., cùng nhiều bạn trẻ yêu thơ.
Hoạ sĩ Trịnh Cung, các nhà thơ trẻ Nguyễn Danh Lam, Nguyễn Hữu Hồng Minh, Lê Thiếu Nhơn, Nguyễn Vĩnh Nguyên...cũng có mặt trong đêm thơ nhạc "6 mùa hoa bút mới" để cùng chung vui với các tác giả đoạt giải.
Cây bút trẻ Song May (tên thật Hồ Khánh Vân, TP.HCM, 23 tuổi, giáo viên Trường phổ thông Năng khiếu, ĐHQG TP HCM) đã cởi mở chia sẻ niềm vui của cô khi đoạt giải nhất cuộc thi thơ của báo Tuổi Trẻ.
Song May đã đọc tặng những người tham dự bài thơ Phù sa xưa bên cạnh nhiều tiết mục thơ nhạc của các tác giả Tạ Thanh Lan (Cao đẳng Mỹ thuật Đồng Nai, đồng giải nhì), Tú Trinh (SV ĐHKHXH&NV, đồng giải ba), Văn Thị Hạnh Thủy (TP.HCM, đồng giải khuyến khích), nhà thơ nữ Thanh Nguyên, nhóm Năm Dòng Kẻ, ca sĩ Phạm Thanh Thảo...
Phát biểu tại lễ trao giải, PGS-TS Huỳnh Như Phương - thành viên ban giám khảo - đã đánh giá cao tấm lòng “hết mình” với thành phố của các tác giả tham dự cuộc thi “Thành phố trong tôi”, đặc biệt là của Song May với những câu thơ thật sự tài hoa và thấm đẫm “tình yêu trong tôi” với thành phố. PGS-TS Huỳnh Như Phương cũng cho biết một cây bút được xem là “phát hiện mới” trong đợt thi lần này là Tạ Thanh Lan.
LINH THOẠI
Link
Tuesday, May 31, 2005
Tứ tuyệt
nhặt rải rác trong các quyển vở thời sv
EM
Em lơ lớ tiếng Việt
Câu ru nghe lần đầu
Dạy em lời thưa, dạ
Ngọng nghịu từ mắt nâu.
VỀ QUÊ
Về chơi với rơm rạ
Chị rủ cùng tắm sông
Thả giày đi chân đất
Mới hay… lạc ruộng đồng.
PHỐ
Trưa lặng im tiếng gió
Nắng chao chát phố phường
Con giun lầm lũi cỏ
Cố tìm một làn hương.
CAO
Đừng bảo lái đò nữa
Núi quanh đây chập chùng
Trường đôi lần khép cửa
Nhớ phấn trắng thẹn thùng
Tú Trinh
EM
Em lơ lớ tiếng Việt
Câu ru nghe lần đầu
Dạy em lời thưa, dạ
Ngọng nghịu từ mắt nâu.
VỀ QUÊ
Về chơi với rơm rạ
Chị rủ cùng tắm sông
Thả giày đi chân đất
Mới hay… lạc ruộng đồng.
PHỐ
Trưa lặng im tiếng gió
Nắng chao chát phố phường
Con giun lầm lũi cỏ
Cố tìm một làn hương.
CAO
Đừng bảo lái đò nữa
Núi quanh đây chập chùng
Trường đôi lần khép cửa
Nhớ phấn trắng thẹn thùng
Tú Trinh
Friday, May 20, 2005
Giản dị | Ngày lạ | Cổ tích cánh đồng
Những bài thơ khi Hoài Sâm đang là sinh viên khoa Ngữ Văn, trường Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn, TP. HCM.
Giản dị
Mặt trời - nắng và hoa
Cùng những ly kem tan nơi đầu lưỡi
Em tự thưởng cho mình một ngày không vội
Giản dị thôi mà sao cứ như là...
Em biết rằng tàu cũng có sân ga
Em đâu phải mũi tên mà lao mải miết
Cho một ngày lá cười cùng mắt biếc
Giản dị như em nắm một bàn tay...
Khép bờ mi để chặn những vòng xoay
Mắt môi em thơ ngây kịp tròn ngày nắng
Giản dị không em, một khoảng trời rất lặng
Xòe bàn tay em đếm những sắc màu
Cho một ngày dường như đã rất lâu
Em vô tư để quên mình đâu đó
Tự khúc cất lên cho những điều chưa rõ
Giản dị thôi em, khi ga đón những con tàu.
Mùa riêng - 2002.
Ngày lạ
Ngày mai
em sẽ mua một chiếc lá màu xanh
che trên đầu
khi trời chưa tạnh
Chẳng ai thèm bán cho em
thôi thì em sẽ nhặt viên sỏi
bỏ vào chiếc túi
hóa thành viên kẹo ngọt và mềm như thành phố sau cơn mưa
Những con sâu cong môi lên rì rầm
và chết thèm
khi một ngày không nắng không mưa
em thắt bím
giắt một chiếc lá vừa hái trộm trên đầu
ngúng nguẩy dưới những chiếc ô hoa màu đỏ
Viên sỏi mềm
bím tóc ngoan
và chiếc lá
mách với em về một người rất lạ
con sâu xì xào về một người rất ác
em giật mình khi một ngày bình thường của em... mất tiêu
Tên trộm không hiền
dám nheo mắt với em khi mùa đang thắp lửa.
Hạ 2002
Cổ tích cánh đồng
Cho Châu Đốc mùa thực tập, cùng nắng, gió, cùng những nhọc nhằn nhưng rộn tiếng cười
Em không biết cánh đồng hình gì
Khi em đến và nghe những con người kể chuyện
Con kiến nhỏ rỉ tai em về bao điều kỳ lạ
Em chỉ thích cánh đồng đội được trên đầu và mát như một lá sen.
Khi cánh diều từ mặt đất vút lên
Em bỗng thèm mình trở về cùng rơm rạ
Hơi ấm gọi chiều un từ khói đồng trắng xóa
Chở cổ tích bay ngang những gương mặt lấm lem bùn.
Em đã đi hết cánh đồng lá sen?
Bàn chân nhỏ loanh quanh bên giấc ngủ
Con cò trên cành cây hát một câu ca cũ
Khản giấc mơ: Cánh đồng méo hay tròn?
Em thấy mình là cô bé phía ngày son
Theo lũ trẻ chơi trò "rồng rắn"
Lăn trên vùng rạ thơm và nghe vị mồ hôi mặn
Khúc đồng dao rơi mất để lại những đôi mắt trong và... răng sún những chuỗi cười.
Tự dỗ lòng bằng màu xanh rất hiền của lá sen
Và biết mình chẳng phải là người duy nhất
Đi tìm lời đáp cổ tích cho câu chuyện cánh đồng
Em về nghe lao xao điệu hò ven những khúc sông.
Mùa tư (4)/ 2004
HOÀI SÂM
Hoài Sâm | ảnh Tú Trinh | 2005
Giản dị
Mặt trời - nắng và hoa
Cùng những ly kem tan nơi đầu lưỡi
Em tự thưởng cho mình một ngày không vội
Giản dị thôi mà sao cứ như là...
Em biết rằng tàu cũng có sân ga
Em đâu phải mũi tên mà lao mải miết
Cho một ngày lá cười cùng mắt biếc
Giản dị như em nắm một bàn tay...
Khép bờ mi để chặn những vòng xoay
Mắt môi em thơ ngây kịp tròn ngày nắng
Giản dị không em, một khoảng trời rất lặng
Xòe bàn tay em đếm những sắc màu
Cho một ngày dường như đã rất lâu
Em vô tư để quên mình đâu đó
Tự khúc cất lên cho những điều chưa rõ
Giản dị thôi em, khi ga đón những con tàu.
Mùa riêng - 2002.
Ngày lạ
Ngày mai
em sẽ mua một chiếc lá màu xanh
che trên đầu
khi trời chưa tạnh
Chẳng ai thèm bán cho em
thôi thì em sẽ nhặt viên sỏi
bỏ vào chiếc túi
hóa thành viên kẹo ngọt và mềm như thành phố sau cơn mưa
Những con sâu cong môi lên rì rầm
và chết thèm
khi một ngày không nắng không mưa
em thắt bím
giắt một chiếc lá vừa hái trộm trên đầu
ngúng nguẩy dưới những chiếc ô hoa màu đỏ
Viên sỏi mềm
bím tóc ngoan
và chiếc lá
mách với em về một người rất lạ
con sâu xì xào về một người rất ác
em giật mình khi một ngày bình thường của em... mất tiêu
Tên trộm không hiền
dám nheo mắt với em khi mùa đang thắp lửa.
Hạ 2002
Cổ tích cánh đồng
Cho Châu Đốc mùa thực tập, cùng nắng, gió, cùng những nhọc nhằn nhưng rộn tiếng cười
Em không biết cánh đồng hình gì
Khi em đến và nghe những con người kể chuyện
Con kiến nhỏ rỉ tai em về bao điều kỳ lạ
Em chỉ thích cánh đồng đội được trên đầu và mát như một lá sen.
Khi cánh diều từ mặt đất vút lên
Em bỗng thèm mình trở về cùng rơm rạ
Hơi ấm gọi chiều un từ khói đồng trắng xóa
Chở cổ tích bay ngang những gương mặt lấm lem bùn.
Em đã đi hết cánh đồng lá sen?
Bàn chân nhỏ loanh quanh bên giấc ngủ
Con cò trên cành cây hát một câu ca cũ
Khản giấc mơ: Cánh đồng méo hay tròn?
Em thấy mình là cô bé phía ngày son
Theo lũ trẻ chơi trò "rồng rắn"
Lăn trên vùng rạ thơm và nghe vị mồ hôi mặn
Khúc đồng dao rơi mất để lại những đôi mắt trong và... răng sún những chuỗi cười.
Tự dỗ lòng bằng màu xanh rất hiền của lá sen
Và biết mình chẳng phải là người duy nhất
Đi tìm lời đáp cổ tích cho câu chuyện cánh đồng
Em về nghe lao xao điệu hò ven những khúc sông.
Mùa tư (4)/ 2004
HOÀI SÂM
Monday, May 9, 2005
viện cớ
nghễnh ngãng
vô duyên cớ
vô tích sự
vô chừng
vô... hư vô
nỗi đau
mày là thuốc cai nghiện hay heroin hạnh phúc dạng thức khác?
không còn cánh đồng xanh xanh đỡ nâng
nền ximăng cũng còn mềm, trọ vài đêm cũng thấy giống nệm
nệm tơ lông chó
ban sáng sủa gâu gâu khi thấy nỗi đau (lại một dạng thức khác) trong tưởng tượng của nó
nhớ cánh đồng
chắc giấc mơ lại khề khà chuyện tấm nệm rạ rơm hay lông trâu, có thể
ngủ một giấc
sớm mai lại thấy mặt mình ươn ướt như hôm qua, hôm kia, hôm trước nữa
nỗi đau nhảy lò cò giữa mấy con chó có tên tiếng Anh:
happy, lucky, money, richy...
ngủ thêm một giấc chắc tự đặt mình tên hurty
thức một giấc suốt giấc ngủ
mấy đứa bạn bảo: mày điên!
trả lời: chắc tại chó "mi" nhiều quá!
thức một giấc suốt giấc ngủ
thức một giấc
chẳng có trạng thái tâm lí nào là vô duyên cớ, vô tích sự, vô...
chỉ khát khao, chỉ thèm
khuất vào vô minh
Tú Trinh
Phố Tây, quận 1, Sài Gòn. 9/5/2005.
1 tháng 1 ngày sau ngày 8/4/2005, tất nhiên.
Saturday, April 9, 2005
Thức đêm
cho ptnangkhieu.com
04/2005
giữa đêm, bỗng nhớ…
tôi chọn cho mình một thế giới những huynh, đệ, muội, tỉ…
tự dưng yêu những cái nick không có trong danh sách điểm danh của thầy giám thị
đêm,
forum của trường cũ, thức với những chuyện mãi không quên.
không học chuyên Toán cũng có thể định nghĩa
mỗi thân phận là một chuỗi nhị phân…
mỗi gương mặt lạ quen đều được mã hoá bằng những một, không, không, một
nên cả lũ khi đến với nhau, để chân trần…
hơn nửa trường đang không ở Việt Nam
những múi giờ khác nhau, nên forum bao giờ cũng có người chăm sóc
Mỹ, Sin, Úc, Đức, Pháp… thay nhau trực tin thế giới
con cua và con tắc kè, phố bầu trời xanh, phố sao xẹt, trên trời dưới đất, 1001 chuyện du học…
nghe ra cả một thời 16 hôm qua!
chắc 10 năm sau vẫn nhắc về sân trường, con dốc và hoa sứ
về ngày thứ hai phải mặc áo dài và bảy tên lớp rất lạ
về người thầy xài di động thời đồ đá
về một thuở đi về rôm rốp những niềm vui
thói quen làm việc đêm
thói quen sẽ vào website rồi log-in để đó
thỉnh thoảng trong Yahoo Messenger hiện ra một cửa sổ và khuôn-mặt-từ-từ-đỏ
biết ngay, từ một nơi nào xa xa lắc
có một người bạn cũ nối được liên lạc
đêm thức với những chuyện chẳng bao giờ muốn quên.
Tú Trinh
04/2005
giữa đêm, bỗng nhớ…
tôi chọn cho mình một thế giới những huynh, đệ, muội, tỉ…
tự dưng yêu những cái nick không có trong danh sách điểm danh của thầy giám thị
đêm,
forum của trường cũ, thức với những chuyện mãi không quên.
không học chuyên Toán cũng có thể định nghĩa
mỗi thân phận là một chuỗi nhị phân…
mỗi gương mặt lạ quen đều được mã hoá bằng những một, không, không, một
nên cả lũ khi đến với nhau, để chân trần…
hơn nửa trường đang không ở Việt Nam
những múi giờ khác nhau, nên forum bao giờ cũng có người chăm sóc
Mỹ, Sin, Úc, Đức, Pháp… thay nhau trực tin thế giới
con cua và con tắc kè, phố bầu trời xanh, phố sao xẹt, trên trời dưới đất, 1001 chuyện du học…
nghe ra cả một thời 16 hôm qua!
chắc 10 năm sau vẫn nhắc về sân trường, con dốc và hoa sứ
về ngày thứ hai phải mặc áo dài và bảy tên lớp rất lạ
về người thầy xài di động thời đồ đá
về một thuở đi về rôm rốp những niềm vui
thói quen làm việc đêm
thói quen sẽ vào website rồi log-in để đó
thỉnh thoảng trong Yahoo Messenger hiện ra một cửa sổ và khuôn-mặt-từ-từ-đỏ
biết ngay, từ một nơi nào xa xa lắc
có một người bạn cũ nối được liên lạc
đêm thức với những chuyện chẳng bao giờ muốn quên.
Tú Trinh
Tuesday, April 5, 2005
Trần tình nơi duyên hải
Cho N và Phan Rang tất cả mùa hạ
Thị xã những ngày nằm gác xép nghe mưa
cồn cào thèm viết những câu thơ em hiểu
chẳng cần lật sách đâu em…
“duyên hải” nghĩa là “ven biển”
còn “duyên nợ” là…
cõi nhớ hai chiều…
những con đường duyên hải một lần xúng xính áo hoa
mừng 30 năm, hôm nay thị xã lên thành phố
quên hạn và hân hoan trên nếp mặt người nông dân
lần đầu tiên đứng giữa quãng trường thơm mùi cỏ mới
thị-xã-cũ vạch cho mình một đường bay xa…
đêm,
vẫn tiếng sóng tên em vỗ về giấc mơ sa mạc
gai xương rồng vẫn thi thoảng đâm vào tay
lũ trẻ vẫn chơi đánh trận và dấu bí mật trong óng ả cát
“duyên hải” vẫn là “ven biển”
“duyên nợ” là gác xép và bốn mùa mưa bay…
ngày không viết câu thơ nào,
em vẫn hiểu…
Tú Trinh
04.2005
Thị xã những ngày nằm gác xép nghe mưa
cồn cào thèm viết những câu thơ em hiểu
chẳng cần lật sách đâu em…
“duyên hải” nghĩa là “ven biển”
còn “duyên nợ” là…
cõi nhớ hai chiều…
những con đường duyên hải một lần xúng xính áo hoa
mừng 30 năm, hôm nay thị xã lên thành phố
quên hạn và hân hoan trên nếp mặt người nông dân
lần đầu tiên đứng giữa quãng trường thơm mùi cỏ mới
thị-xã-cũ vạch cho mình một đường bay xa…
đêm,
vẫn tiếng sóng tên em vỗ về giấc mơ sa mạc
gai xương rồng vẫn thi thoảng đâm vào tay
lũ trẻ vẫn chơi đánh trận và dấu bí mật trong óng ả cát
“duyên hải” vẫn là “ven biển”
“duyên nợ” là gác xép và bốn mùa mưa bay…
ngày không viết câu thơ nào,
em vẫn hiểu…
Tú Trinh
04.2005
Câu chuyện rời của phố
Cho Sài Gòn, những mùa hạ tin yêu
Phố cho em niềm vui, một tựa quen, nơi quán sách cũ ven đường
xuất bản năm 1983, bằng tuổi anh nên giấy đen và bìa loang một mảng rộng
lúc Sài Gòn, ngày…
khi Thành phố Hồ Chí Minh, ngày…
thói quen ghi tháng ngày mình sống
sau tên phố, thật bình yên.
Ngày mưa, hẻm phố hoá dòng sông
thế kỉ 21 vẫn những đứa trẻ co ro xếp thuyền giấy
thả ước mơ mỗi ngày đều có những đôi giày cần chăm sóc
chẳng cần cổ tích diệu kì, giày hoá bát cơm no.
Không chờ đêm, ngày của phố lấp lánh những tầm cao
cắm đầu làm thật tốt, nào, gọi điện thoại, gõ bàn phím
ngước đầu vẩn vơ về những chiều sẽ cùng anh trên tầng cao nhất ấy
anh thích nói cho em nghe về Arthur Rimbaud hay Alphonse Daudet và Những vì sao…
Phố những ngày ủ rũ hàng cây
chẳng thể dịu dàng trong cái nắng hanh nồng đến thế
trốn phố,
đi mãi,
gặp bờ rêu thênh thang bồ câu và hoa cúc trắng
chờ hạt bụi nào của phố gọi em về…
Tú Trinh
Phố cho em niềm vui, một tựa quen, nơi quán sách cũ ven đường
xuất bản năm 1983, bằng tuổi anh nên giấy đen và bìa loang một mảng rộng
lúc Sài Gòn, ngày…
khi Thành phố Hồ Chí Minh, ngày…
thói quen ghi tháng ngày mình sống
sau tên phố, thật bình yên.
Ngày mưa, hẻm phố hoá dòng sông
thế kỉ 21 vẫn những đứa trẻ co ro xếp thuyền giấy
thả ước mơ mỗi ngày đều có những đôi giày cần chăm sóc
chẳng cần cổ tích diệu kì, giày hoá bát cơm no.
Không chờ đêm, ngày của phố lấp lánh những tầm cao
cắm đầu làm thật tốt, nào, gọi điện thoại, gõ bàn phím
ngước đầu vẩn vơ về những chiều sẽ cùng anh trên tầng cao nhất ấy
anh thích nói cho em nghe về Arthur Rimbaud hay Alphonse Daudet và Những vì sao…
Phố những ngày ủ rũ hàng cây
chẳng thể dịu dàng trong cái nắng hanh nồng đến thế
trốn phố,
đi mãi,
gặp bờ rêu thênh thang bồ câu và hoa cúc trắng
chờ hạt bụi nào của phố gọi em về…
Tú Trinh
Wednesday, March 30, 2005
Đêm La Rô (*)
2005
xuyên đêm
những con thằn lằn phố núi cao nguyên nhìn sinh vật lạ
đến từ... trái đất
nén cười ngất vì... nhột, những vòng tay cố siết,
cố ôm con La Rô, mong mỏi chút hơi ấm trong đêm đen
từ lớp nhung mịn màng người ta làm thú nhồi bông hay từ
một cuốn sách nobel mà nhiều người thắc mắc
orange without sugar
solitude chíp chiu...
slow slow
row row
xuyên đêm
đêm đủ dài cho những vòng tay khẳng khiu
cố ôm trọn núi đồi
đêm đủ dài cho những vực sâu nảy chồi non ảo giác
La Rô, có nghe ta nói gì không
nơi nào cũng khát
chồi non khát
vực sâu khát
ảo giác khát
cánh đồng và cái giếng khum khum tròn kia cũng khát
La Rô của ta, mi khát một sự quyết đoán
đừng chùng chằng mãi thế, La Rô,
con bướm nhỏ bỏ đêm xa rồi
một La Rô và một thi sĩ biết nhớ, biết cảm ơn
người đàn bà điên cuối con đường mặt trời
tặng cho chàng những bông hoa cẩm chướng đỏ
không có điểm cuối cho cuộc đời
ta đứng bên đường như một người hành khất
nhìn người ta quên nhìn và siết tay nhau để cảm nhận
vệt chai sần của hôm qua
những vết xước bạch kim
long lanh khát
những quả táo rừng
và cỏ hoa hoang dại dọc đèo cao ta vừa ngang qua
ngày hôm qua, hay hôm kia, hay ngày mai, có lẽ…
La Rô mơ mình không làm bằng lớp nhung êm mượt kia
để được khát
một cái quẹt mỏ bình yên của chú chim sẻ
tung cánh từ bình nguyên
bão tố trong lòng La Rô
trong những vòng tay đêm khư khư ôm siết La Rô
không không gian biểu hiện
thầm thì thì thầm chờ mặt trời lên tiếng
La Rô, có nghe ta nói gì không
có một dòng sông giữa những lời thì thầm
có một cơn khát băng ngang vực sâu
có một đêm mơ thấy La Rô
rồi lang thang cả đời tìm khỏanh khắc đập cánh chim sẻ...
(trời ạ, con lừa và tôi, ai là tôi, ai là con lừa?)
Tú Trinh
(*) nhân đọc lần thứ n-1 cuốn sách “Con lừa và tôi” (Platero y yo) của Juan Ramón Jiménez, nhà thơ Tây Ban Nha, giải Nobel Văn chương 1956, bản dịch Bửu Ý.
xuyên đêm
những con thằn lằn phố núi cao nguyên nhìn sinh vật lạ
đến từ... trái đất
nén cười ngất vì... nhột, những vòng tay cố siết,
cố ôm con La Rô, mong mỏi chút hơi ấm trong đêm đen
từ lớp nhung mịn màng người ta làm thú nhồi bông hay từ
một cuốn sách nobel mà nhiều người thắc mắc
orange without sugar
solitude chíp chiu...
slow slow
row row
xuyên đêm
đêm đủ dài cho những vòng tay khẳng khiu
cố ôm trọn núi đồi
đêm đủ dài cho những vực sâu nảy chồi non ảo giác
La Rô, có nghe ta nói gì không
nơi nào cũng khát
chồi non khát
vực sâu khát
ảo giác khát
cánh đồng và cái giếng khum khum tròn kia cũng khát
La Rô của ta, mi khát một sự quyết đoán
đừng chùng chằng mãi thế, La Rô,
con bướm nhỏ bỏ đêm xa rồi
một La Rô và một thi sĩ biết nhớ, biết cảm ơn
người đàn bà điên cuối con đường mặt trời
tặng cho chàng những bông hoa cẩm chướng đỏ
không có điểm cuối cho cuộc đời
ta đứng bên đường như một người hành khất
nhìn người ta quên nhìn và siết tay nhau để cảm nhận
vệt chai sần của hôm qua
những vết xước bạch kim
long lanh khát
những quả táo rừng
và cỏ hoa hoang dại dọc đèo cao ta vừa ngang qua
ngày hôm qua, hay hôm kia, hay ngày mai, có lẽ…
La Rô mơ mình không làm bằng lớp nhung êm mượt kia
để được khát
một cái quẹt mỏ bình yên của chú chim sẻ
tung cánh từ bình nguyên
bão tố trong lòng La Rô
trong những vòng tay đêm khư khư ôm siết La Rô
không không gian biểu hiện
thầm thì thì thầm chờ mặt trời lên tiếng
La Rô, có nghe ta nói gì không
có một dòng sông giữa những lời thì thầm
có một cơn khát băng ngang vực sâu
có một đêm mơ thấy La Rô
rồi lang thang cả đời tìm khỏanh khắc đập cánh chim sẻ...
(trời ạ, con lừa và tôi, ai là tôi, ai là con lừa?)
Tú Trinh
(*) nhân đọc lần thứ n-1 cuốn sách “Con lừa và tôi” (Platero y yo) của Juan Ramón Jiménez, nhà thơ Tây Ban Nha, giải Nobel Văn chương 1956, bản dịch Bửu Ý.
Wednesday, March 2, 2005
Cao nguyên
Phố ngắn mênh mông một khuya xe dừng lại
những con đường chạy rối quanh chân
lặng hai nhịp
kịp bâng khuâng với cỏ dại
rạc bàn tay quên siết một bàn tay
*
ngã ba này trời thật xanh cho ánh mắt
đứa trẻ núi lần đầu tiên được chụp hình
nụ cười đá trong veo không bận tâm kinh nghiệm hạnh phúc
thắp rạng rỡ trụ bình minh
*
kịp nhặt nơi cỏ dại một dịu dàng vết xước
bình yên xa hơn nỗi thao thiết dã quì
kịp nhặt từ chiều hoang vu khoảnh khắc ngược sáng
lấp lánh đen một lần mộng du...
Tú Trinh
2005
Link
những con đường chạy rối quanh chân
lặng hai nhịp
kịp bâng khuâng với cỏ dại
rạc bàn tay quên siết một bàn tay
*
ngã ba này trời thật xanh cho ánh mắt
đứa trẻ núi lần đầu tiên được chụp hình
nụ cười đá trong veo không bận tâm kinh nghiệm hạnh phúc
thắp rạng rỡ trụ bình minh
*
kịp nhặt nơi cỏ dại một dịu dàng vết xước
bình yên xa hơn nỗi thao thiết dã quì
kịp nhặt từ chiều hoang vu khoảnh khắc ngược sáng
lấp lánh đen một lần mộng du...
Tú Trinh
2005
Link
Thursday, February 24, 2005
Cách diễn đạt những cảm xúc tận cùng bằng ngôn từ
Tôi thích cách nghĩ đơn giản này: nhà thơ là người có điều gì đó để nói với mọi người, dĩ nhiên là “nói” bằng cách rất riêng của họ, và tôi hiểu “điều gì đó” là cảm xúc.
Như mọi người, tôi vẫn lướt qua, lướt qua, nhưng khi có một cảm xúc nào đó đi tới tận cùng, cùng lúc, những ý tưởng ngôn ngữ được thoát thai, tôi viết, viết như thể đang trò chuyện với phiên bản của mình và với mọi người. Có thể dịu dàng chút, hồn nhiên chút, già cỗi chút, triết lý chút, bạo liệt chút, lạ lẫm chút… tôi cho phép mình được “xé rào” để chân thật.
Thơ, nhẹ nhàng thôi, là cách diễn đạt những cảm xúc tận cùng bằng ngôn từ của một cá thể.
Tú Trinh
Một góc nhìn thơ 2005
Link
Sunday, January 30, 2005
Chiều muộn
2005
dấn thân đi, những giọt nắng cuối ngày
gieo mình vào dòng sông hoàng hôn
gieo mình vào cái bóng thẫm nỗi hoài nghi cuộc sống
ngơ ngác
nắng đi bằng những bước vũ sót lại từ ban mai
đường phố không hình hài
nắng nhẹ tênh hằng số ma sát
những thanh âm không phải lời gió
những chấm đỏ không phải mặt trời
mất dấu ra đi để trở về
nghe côn trùng hát
đêm nằm thanh một mảng tường rêu cũ
nắng ngồi bó gối chờ hoàng hôn sau
Tú Trinh
dấn thân đi, những giọt nắng cuối ngày
gieo mình vào dòng sông hoàng hôn
gieo mình vào cái bóng thẫm nỗi hoài nghi cuộc sống
ngơ ngác
nắng đi bằng những bước vũ sót lại từ ban mai
đường phố không hình hài
nắng nhẹ tênh hằng số ma sát
những thanh âm không phải lời gió
những chấm đỏ không phải mặt trời
mất dấu ra đi để trở về
nghe côn trùng hát
đêm nằm thanh một mảng tường rêu cũ
nắng ngồi bó gối chờ hoàng hôn sau
Tú Trinh
Saturday, January 1, 2005
vàng phai người con gái
2004
những dằn vặt trong em không đợi tuổi
khi anh ngồi độc ẩm với niềm riêng
kí ức giăng ngang mắt anh sâu thẳm
khói thuốc chiều nay rẽ nhánh
vào thiên thanh
ngút ngàn ngày-chưa-em
cô gái mảnh áo lụa gầy lặng im
đã ru anh suốt chín năm thao thức
căn gác cũ thơ học trò thấm vào từng sớ gỗ
anh chong đêm bằng đôi mắt lấp lánh đêm
anh cười ha hả
anh khóc nức nở
đêm ơ hờ
vàng phai theo hoa cúc
anh-chín-năm ngủ rồi?
em ru từng mái ngói
lời rêu xanh…
anh chở em đi bằng phẳng những con đường quen
hành trình gã lang thang xưa tìm nhà… công chúa
anh siết tay em, mùa thu bối rối
ngồi với anh đối ẩm với niềm riêng
dằn vặt trong em sẽ qua như tuổi
lỡ muộn một dáng người…
Tú Trinh
(viết khi ôm con tuần lộc vào lòng)
những dằn vặt trong em không đợi tuổi
khi anh ngồi độc ẩm với niềm riêng
kí ức giăng ngang mắt anh sâu thẳm
khói thuốc chiều nay rẽ nhánh
vào thiên thanh
ngút ngàn ngày-chưa-em
cô gái mảnh áo lụa gầy lặng im
đã ru anh suốt chín năm thao thức
căn gác cũ thơ học trò thấm vào từng sớ gỗ
anh chong đêm bằng đôi mắt lấp lánh đêm
anh cười ha hả
anh khóc nức nở
đêm ơ hờ
vàng phai theo hoa cúc
anh-chín-năm ngủ rồi?
em ru từng mái ngói
lời rêu xanh…
anh chở em đi bằng phẳng những con đường quen
hành trình gã lang thang xưa tìm nhà… công chúa
anh siết tay em, mùa thu bối rối
ngồi với anh đối ẩm với niềm riêng
dằn vặt trong em sẽ qua như tuổi
lỡ muộn một dáng người…
Tú Trinh
(viết khi ôm con tuần lộc vào lòng)
Subscribe to:
Posts (Atom)