Đừng xông đến làm quen và hỏi rằng tao có phải đến từ Trung Quốc không nữa! Cả châu Á chỉ biết mỗi Trung Quốc, tụi mày dốt địa lý vậy sao được lên lớp mà làm du học sinh? Cũng đừng hỏi tao Việt Nam thế nào, còn chiến tranh không? Tụi mày chỉ dùng Internet để coi phim sex và tán gái à?
Chúng mày thôi cái trò xếp hàng lắc mông hú hét gần khu Circular Q đi, tao chẳng còn xu lẻ nào bố thí cho cái trò biểu diễn mua vui rẻ tiền đó. Mông chưa dậy thì xong, còn lép kẹp. Lắc hông không có nhịp như bị côn trùng bu cắn. Đừng làm bẩn mắt người qua đường.
Sẵn tiện thôi luôn cái trò đi bộ song song trên con đường mòn bề ngang 1 mét vuông để rồi tao phải đi xuống cỏ. Tao có bé nhỏ và da vàng và tóc đen và mũi tẹt thì tụi mày cũng chỉ cao to và da trắng và mắt xanh và mũi hoắm. Vàng đó là Yellow hay Gold thì cứ chờ rồi biết. Trắng đó chỉ nguy cơ ung thư da cao.
Tiếng Anh của bọn đến từ châu Âu hay châu Mỹ La Tinh cũng ngọng nghịu thiếu đầu thiếu đuôi loạn xạ. Sao lại có hành động ngoáy ngoáy tai và tỏ ra khinh khỉnh khi tiếp chuyện với tao? Tao đánh răng và súc miệng bằng Listerine thơm tho. Tao nói tiếng Anh bằng giọng Sài Gòn vậy đó. Tiếng nào cũng là tiếng Người.
Người hết, Người hết, Người hết mà nhiều lúc thiếu Người.
Tú Trinh
11/2009
Tuesday, December 1, 2009
Sunday, November 1, 2009
I. Tôi.
Tôi cấu trúc tôi bằng những dải DNA mới cố xoá dấu vết của yếu tố thừa hưởng và di truyền đặc trưng.
Tôi đóng khung tôi trong biên độ dao động vạch sẵn tạo nên những hình dáng vừa quen thuộc vừa lạ lẫm.
Tôi lai ghép tôi trong vô thức để hợp với tính tất nhiên của thời đại tôi sống nhưng vẫn còn đang loay hoay tìm kiếm mình.
Tôi phát triển tôi đầu tiên bằng bản năng tiến hóa của mình nhưng rồi tôi dùng những công thức được người ta rút ra từ robot.
Tôi tiêu thụ tôi trong vô vàn những hoạt động duy trì đời sống mình và cùng lúc tôi sản xuất chất thải vẽ bức tranh thế giới.
Tôi yêu thương tôi bằng cách Tôi chấp nhận, Tôi đập phá, Tôi kiêu hãnh, Tôi giễu nhại, Tôi tham gia, và hét lên Tôi Tôi Tôi Tôi Tôi [bất tận].
Tôi đóng khung tôi trong biên độ dao động vạch sẵn tạo nên những hình dáng vừa quen thuộc vừa lạ lẫm.
Tôi lai ghép tôi trong vô thức để hợp với tính tất nhiên của thời đại tôi sống nhưng vẫn còn đang loay hoay tìm kiếm mình.
Tôi phát triển tôi đầu tiên bằng bản năng tiến hóa của mình nhưng rồi tôi dùng những công thức được người ta rút ra từ robot.
Tôi tiêu thụ tôi trong vô vàn những hoạt động duy trì đời sống mình và cùng lúc tôi sản xuất chất thải vẽ bức tranh thế giới.
Tôi yêu thương tôi bằng cách Tôi chấp nhận, Tôi đập phá, Tôi kiêu hãnh, Tôi giễu nhại, Tôi tham gia, và hét lên Tôi Tôi Tôi Tôi Tôi [bất tận].
Tú Trinh
Sunday, October 11, 2009
Cơn ngạt thở tình cờ | Này, con ở đâu? | Thơ trong ngày bất định
Cơn ngạt thở tình cờ
Mở mắt nhìn hôm qua bừng dậy
Ai vừa đi ngang nơi đây
Tôi gặp lại cảm giác hôm nào nghẹn thở
Buổi chiều tan trong tay
Hôm qua bừng dậy, ừ hôm qua bừng dậy
rạng rỡ tôi, bầm dập chiều
Người lan nhanh như cỏ dại
Tôi bơ phờ, rời rã
Hai bàn tay nhăn nhúm tơi bời
Chỗ đất ấy phơi lưng tróc từng mảng rễ
Nắng mờ hai vai
Tôi mù quáng xoa đôi bàn chân bỏng rộp
Tưởng xoá hết vết tích
Ôi những hoài vọng cũ
Chảy không ngờ trong tôi
Ôi anh
cơn ngạt thở bất ngờ trong một ngày nắng gắt
Tình cờ trú chân
Rồi quyết định nơi này
Này, con ở đâu?
Con đang ở đâu trong từng chuyển động
Trong từng nhịp thở phập phồng
Từng cú quẫy đẹp nhẹ tênh như một chú cá bảy màu
rỉa ngón tay của mẹ thời thơ ấu
Con đang ở đâu khi bụng mẹ nhấp nhô từng đợt
Và ngón chân nhỏ tròn như một quả ping phong?
Con ở đâu khi mẹ vòng tay ôm
khi mẹ lê từng bước nặng nề trên cầu thang chung cư mỗi tối
thật lạ lùng
con đang ở đâu khi mẹ thấy sóng từng đợt
chạm vào ngực mình
Con ở đâu những giờ biếng lười, nằm cuộn tròn không cựa quậy
Mặc kệ tiếng ồn, tiếng lay, tiếng gọi của mẹ
Con ở đâu khi tiếng bàn phím lách cách lách cách
Khi mẹ nghĩ về con, chuyện trò cùng con
Và âm thầm chờ đợi
Con ở đâu, con yêu, chìa cho mẹ bàn tay bé nhỏ
Những giấc mơ đêm hè
Thành phố bắt đầu nóng nực, nhiệt độ có khi lên đến 40
Con ở đâu, này con,
cô bé lang thang trong thế giới rộng lớn của mình
Thơ trong ngày bất định
Giá có thể làm vài điều rồ dại
như đi tìm một chỗ vắng yên nằm xuống, ngủ một giấc tới ngày sau hoặc tới mai sau, một ngày mai bất định và không có thật
Giá có thể làm vài điều rồ dại
như bắt một chuyến xe đi mà không cần báo một lời
Đi mà không biết đến đâu, đi và chẳng biết khi nào sẽ tới
Giá có thể làm vài điều rồ dại
như là chết đi
hay là sống một đời sống khác, một đời sống chỉ có trong tưởng tượng, ước vọng, mơ mộng và gì gì đó, đại loại
Giá có thể làm vài điều rồ dại, tự huyễn hoặc rằng mình vẫn còn ở đó, ở đây, trong cuộc sống này
những con chữ vẫn nhảy loi choi trên màn hình
Giá có thể làm thêm vài điều gì rồ dại
Để biết mình đang trưởng thành
đang sống
đang hít thở
đang tỉnh táo
đang suy nghiệm
tìm kiếm
lần lữa
phân bua
thoả thuận...
Nhưng rồi chẳng có điều gì đang xảy ra cả
Những con chữ không phải của mình, chúng là của bàn tay, hay của bàn phím, mà cũng có thể là của màn hình
Vẫn cứ nhấp nháy, nhấp nháy tín hiệu
Con trỏ vẫn cứ sẵn sàng, sẵn sàng bất động
Sẵn sàng rồ dại
...
SG, 1.4.2009
TRẦN LÊ SƠN Ý
Mở mắt nhìn hôm qua bừng dậy
Ai vừa đi ngang nơi đây
Tôi gặp lại cảm giác hôm nào nghẹn thở
Buổi chiều tan trong tay
Hôm qua bừng dậy, ừ hôm qua bừng dậy
rạng rỡ tôi, bầm dập chiều
Người lan nhanh như cỏ dại
Tôi bơ phờ, rời rã
Hai bàn tay nhăn nhúm tơi bời
Chỗ đất ấy phơi lưng tróc từng mảng rễ
Nắng mờ hai vai
Tôi mù quáng xoa đôi bàn chân bỏng rộp
Tưởng xoá hết vết tích
Ôi những hoài vọng cũ
Chảy không ngờ trong tôi
Ôi anh
cơn ngạt thở bất ngờ trong một ngày nắng gắt
Tình cờ trú chân
Rồi quyết định nơi này
Này, con ở đâu?
Con đang ở đâu trong từng chuyển động
Trong từng nhịp thở phập phồng
Từng cú quẫy đẹp nhẹ tênh như một chú cá bảy màu
rỉa ngón tay của mẹ thời thơ ấu
Con đang ở đâu khi bụng mẹ nhấp nhô từng đợt
Và ngón chân nhỏ tròn như một quả ping phong?
Con ở đâu khi mẹ vòng tay ôm
khi mẹ lê từng bước nặng nề trên cầu thang chung cư mỗi tối
thật lạ lùng
con đang ở đâu khi mẹ thấy sóng từng đợt
chạm vào ngực mình
Con ở đâu những giờ biếng lười, nằm cuộn tròn không cựa quậy
Mặc kệ tiếng ồn, tiếng lay, tiếng gọi của mẹ
Con ở đâu khi tiếng bàn phím lách cách lách cách
Khi mẹ nghĩ về con, chuyện trò cùng con
Và âm thầm chờ đợi
Con ở đâu, con yêu, chìa cho mẹ bàn tay bé nhỏ
Những giấc mơ đêm hè
Thành phố bắt đầu nóng nực, nhiệt độ có khi lên đến 40
Con ở đâu, này con,
cô bé lang thang trong thế giới rộng lớn của mình
Thơ trong ngày bất định
Giá có thể làm vài điều rồ dại
như đi tìm một chỗ vắng yên nằm xuống, ngủ một giấc tới ngày sau hoặc tới mai sau, một ngày mai bất định và không có thật
Giá có thể làm vài điều rồ dại
như bắt một chuyến xe đi mà không cần báo một lời
Đi mà không biết đến đâu, đi và chẳng biết khi nào sẽ tới
Giá có thể làm vài điều rồ dại
như là chết đi
hay là sống một đời sống khác, một đời sống chỉ có trong tưởng tượng, ước vọng, mơ mộng và gì gì đó, đại loại
Giá có thể làm vài điều rồ dại, tự huyễn hoặc rằng mình vẫn còn ở đó, ở đây, trong cuộc sống này
những con chữ vẫn nhảy loi choi trên màn hình
Giá có thể làm thêm vài điều gì rồ dại
Để biết mình đang trưởng thành
đang sống
đang hít thở
đang tỉnh táo
đang suy nghiệm
tìm kiếm
lần lữa
phân bua
thoả thuận...
Nhưng rồi chẳng có điều gì đang xảy ra cả
Những con chữ không phải của mình, chúng là của bàn tay, hay của bàn phím, mà cũng có thể là của màn hình
Vẫn cứ nhấp nháy, nhấp nháy tín hiệu
Con trỏ vẫn cứ sẵn sàng, sẵn sàng bất động
Sẵn sàng rồ dại
...
SG, 1.4.2009
TRẦN LÊ SƠN Ý
Friday, October 2, 2009
Bệnh và nhớ
kí ức vàng như một buổi chiều
những hẹn hò để ngỏ
viên gạch hát tình ca khe khẽ
chỉ muốn khóc ré lên
bếp nhà ai dậy thơm thức ăn châu Á
tình ca nào hát bằng mùi?
con nhớ ba mỗi ngày ra vô toilet
là ba chứ không phải bất kỳ người đàn ông nào khác
giữ rất sạch bàn cầu cho con gái
vục mặt vào ói sau những trận rượu bất cần ngày 20 tuổi
con nhớ mẹ mỗi lần nheo mắt chào ông mặt trời
mùa này nheo mắt cả ngày mẹ ạ!
con nhớ mẹ mỗi lần ôm ai hoặc cái gì đó
nên đừng cười khi con biết tự ôm mình và nghiện thú nhồi bông
thị trấn ngày con hâm hấp sốt
bầy sỏi lạo rạo chờ đôi giày quen
cũ xì, mòn vẹt
rễ cây trăm năm rùng mình hóa thân đũa thần ma thuật
vung vung, sao bay
sa đọa chẳng cần có đôi
ặc ặc một buổi chiều
khẹc khẹc một cánh diều
hú hú lẻ loi
Sydney, 10/2009
Tú Trinh
Thursday, April 9, 2009
Thơ của cộng đồng người Trung Hoa trên đất Kangaroo
Chú thích cho có chú thích: nhặt dọc đường khu China Town ở trung tâm Sydney, 12/2008; ngay lúc nhặt thì lập tức hiểu đó rõ ràng là một bài thơ.
Kangaroo: không có con kangaroo nào!
Đọc bài thơ bằng tiếng Việt thế này:
- Ủng hộ 47 triệu người Trung Hoa đã từ bỏ Đảng Cộng Sản Trung Quốc
[hô hào, hô hào bằng tiếng Tàu]
- Chào mừng đến với một thế giới mới không có chế độ độc tài của Cộng Sản
[hô hào, hô hào tiếp cũng bằng tiếng Tàu]
Sunday, February 1, 2009
Bài thơ xanh lá cây
gửi người nghệ sỹ ôm đàn hát chuyện niên thiếu trong đêm:
xanh lá cây, ta yêu mi xanh lá cây
khổ thơ thứ nhất
khổ thơ thứ hai
hết.
Tú Trinh
Saturday, January 31, 2009
Bài thơ song sắt
Hướng dẫn đọc:
Thật ra chẳng có hướng dẫn gì, hướng dẫn cho có hướng dẫn vậy thôi. Bài thơ còn tiếp tục thêm một chút nữa.
Thursday, January 22, 2009
dù mùa xuân có về hay không
Những ngày giáp Tết ở nhà, ở đây không có chút gì mùi Tết, lại nghĩ về những ngày thời sinh viên và những khuôn mặt quen thuộc, mùa này bận rộn tất bật thế nào cũng ráng giành thời gian khuya khuya chút, quán ven đường, quán lọt thỏm phố phường, ngồi với nhau thêm dăm buổi (dù trong năm ngồi với nhau suốt rồi) trước khi quê đứa nào đứa nấy về. cái tình bạn bè rất thật, cái cảm giác chia xa ảo (năm sau mới gặp lại nhau mà), cái sự gắn bó ngày mười chín, đôi mươi giữa những đứa cù bất cù bơ, nó vậy! Thương không? Thương lắm!
Những đứa trẻ ngày xưa cũng phải lớn lên, dăm đứa đi xa bất lực với khoảng cách và nỗi nhớ, những đứa ở lại cũng chai sạn đi ít nhiều qua những lần đau, và cơn lốc cơm áo, và rồi người ta cũng phải dành thời gian tìm và cho một người khác phái nào đó, không phải bạn. Trong hệ quy chiếu quay ấy, lực ly tâm quăng mỗi đứa về một phía. Vợ/chồng/người yêu tất nhiên của mình, bạn bè vẫn là của mình, nhưng sao cái thương kia không còn vẹn nguyên nữa, ừ thì… chia xa, lần này có vẻ chia xa thật, dù mùa xuân có về hay không, quê mình, quê người!
Những động tác khác ngày xưa, không câu sáu câu tám trong tin nhắn, không điện thoại à ơi, không tụ tập chỉ để nhìn mặt nhau cười cười hay chạm người nhau bằng một ngón tay, nhưng biết là thương còn đó, còn hoài. Ở trường học bao nhiêu là “perspectives of communication for development”, trong trường hợp này tất cả vô dụng một nửa, vì đặc trưng của đối tượng tương tác thông tin và không gian mặc định của đối tượng không cần phát triển. Tuổi mười chín, thuở hai mươi xanh tươi những con người ấy giữ của nhau đã đóng khung vĩnh cửu.
Một sự thật là con người không thể không tương tác thông tin. Ngay cả khi người ta im lặng. Luôn có ít nhất một thông điệp giữa mọi người. Nhưng vì khởi nguồn của mọi giao tiếp thông tin ấy là sự mặc định khép vĩnh viễn, ở dạng thức nào đi chăng nữa, thông điệp giữa chúng mình sẽ cứ luôn chứa đựng tình yêu thương. Dù ngoài kia, mùa xuân có về hay không, quê mình, quê người!
Và hãy cứ thầm thì một đoạn văn mùa xuân của gã thi sĩ xứ Moguer trong những ngày bâng khuâng thế này, để dẫu im lặng hay nói năng, mắt căng nhìn hay đóng khép, thì mùa xuân và cái tình ngày cũ vẫn cứ lên ngôi, hân hoan reo ca trong mình.
Vẻ diễm tuyệt của ban mai! Mặt trời đổ xuống đất niềm hoan lạc kim ngân; đàn bướm muôn màu đùa giỡn tít tận đằng xa, giữa khóm hoa, trong nhà, ngoài nhà, trên suối.
Khắp nơi làng mạc mở lòng trong tiếng vỡ oà, ra rả, trong một cảnh sôi sục sự sống trong lành tinh khôi.
Tưởng như ta đang lọt vào bên trong ổ ánh sáng lớn, giữa một đoá hồng nồng nàn, mênh mông và ấm cúng. (*)
Trinh Nguyễn
(*): trích trong Con lừa và tôi, Juan Ramón Jiménez, Bửu Ý dịch.
--
It is a fact that we cannot not communicate! Even in silence there is a message. There is always at least a message between us. But, because the starting-point of communication is a perpetual enframing, whatever the format is, our messages forever pregnant with love. No matter the spring comes or not out side, in our homeland, in a foreign land.
răng mà nhớ nhà, nhớ bạn bè rứa
Những đứa trẻ ngày xưa cũng phải lớn lên, dăm đứa đi xa bất lực với khoảng cách và nỗi nhớ, những đứa ở lại cũng chai sạn đi ít nhiều qua những lần đau, và cơn lốc cơm áo, và rồi người ta cũng phải dành thời gian tìm và cho một người khác phái nào đó, không phải bạn. Trong hệ quy chiếu quay ấy, lực ly tâm quăng mỗi đứa về một phía. Vợ/chồng/người yêu tất nhiên của mình, bạn bè vẫn là của mình, nhưng sao cái thương kia không còn vẹn nguyên nữa, ừ thì… chia xa, lần này có vẻ chia xa thật, dù mùa xuân có về hay không, quê mình, quê người!
Những động tác khác ngày xưa, không câu sáu câu tám trong tin nhắn, không điện thoại à ơi, không tụ tập chỉ để nhìn mặt nhau cười cười hay chạm người nhau bằng một ngón tay, nhưng biết là thương còn đó, còn hoài. Ở trường học bao nhiêu là “perspectives of communication for development”, trong trường hợp này tất cả vô dụng một nửa, vì đặc trưng của đối tượng tương tác thông tin và không gian mặc định của đối tượng không cần phát triển. Tuổi mười chín, thuở hai mươi xanh tươi những con người ấy giữ của nhau đã đóng khung vĩnh cửu.
Một sự thật là con người không thể không tương tác thông tin. Ngay cả khi người ta im lặng. Luôn có ít nhất một thông điệp giữa mọi người. Nhưng vì khởi nguồn của mọi giao tiếp thông tin ấy là sự mặc định khép vĩnh viễn, ở dạng thức nào đi chăng nữa, thông điệp giữa chúng mình sẽ cứ luôn chứa đựng tình yêu thương. Dù ngoài kia, mùa xuân có về hay không, quê mình, quê người!
Và hãy cứ thầm thì một đoạn văn mùa xuân của gã thi sĩ xứ Moguer trong những ngày bâng khuâng thế này, để dẫu im lặng hay nói năng, mắt căng nhìn hay đóng khép, thì mùa xuân và cái tình ngày cũ vẫn cứ lên ngôi, hân hoan reo ca trong mình.
Vẻ diễm tuyệt của ban mai! Mặt trời đổ xuống đất niềm hoan lạc kim ngân; đàn bướm muôn màu đùa giỡn tít tận đằng xa, giữa khóm hoa, trong nhà, ngoài nhà, trên suối.
Khắp nơi làng mạc mở lòng trong tiếng vỡ oà, ra rả, trong một cảnh sôi sục sự sống trong lành tinh khôi.
Tưởng như ta đang lọt vào bên trong ổ ánh sáng lớn, giữa một đoá hồng nồng nàn, mênh mông và ấm cúng. (*)
Trinh Nguyễn
(*): trích trong Con lừa và tôi, Juan Ramón Jiménez, Bửu Ý dịch.
--
It is a fact that we cannot not communicate! Even in silence there is a message. There is always at least a message between us. But, because the starting-point of communication is a perpetual enframing, whatever the format is, our messages forever pregnant with love. No matter the spring comes or not out side, in our homeland, in a foreign land.
răng mà nhớ nhà, nhớ bạn bè rứa
Wednesday, January 7, 2009
không liên quan đến hoa cúc
nụ tầm xuân nở ra xanh biếc
sao nóng sốt như những câu chuyện khác trong vườn
hoa cúc hồng nở ra hoa cúc trắng
hoa cúc nước khoáng nở ra hoa cúc caro
hoa cúc mango nở ra hoa cúc sausage
hoa cúc sofa nở ra hoa cúc cá ngừ
em có chồng rồi anh tiếc lắm thay
extremely sorry này ở trung tâm hay ngoại biên?
thức dậy nghe Nat King Cole súc miệng
sữa tươi còn mùi trên lưỡi đã lật đật leo train vé tháng đi làm
trái đất vẫn quay
các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu
việc hoa cúc abcd nở ra xyz mỗi ngày
ba đồng một mớ trầu cay
năm đồng cho người đàn ông đứng thổi harmonica cuối đường hầm
mười đồng một bữa ăn gồm pasta và coke
hai mươi đồng hộp cherry đỏ mọng
chừng hai ngàn đồng phí đi-về sành điệu mùa cao điểm, book vé rồi
ba đồng mắc công đổi tiền xu nặng túi
sao anh không hỏi những ngày còn không?
sao em không ngỏ những ngày còn không!
những ai, ai, cái gì, khi nào, ở đâu, như thế nào còn không?
quan trọng nhất, vẫn là: không!
tháng chạp xứ sở này chưa bao giờ là mùa đông
đừng hỏi sao ông Táo đi công tác thiên đình không mặc quần dài!
39 độ nóng hầm hập
đi học, đi chơi mùa này cũng không mặc quần nhiều vải
con người xứ nào chẳng na ná nhau
không đợi thị trường chứng khoán hay kinh tế toàn cầu suy thoái
như tường thuật hoa cúc quanh năm vừa đề cập
biến dị gene, ỡm ờ chất, phản nghịch thực thể chạy marathon bốn mùa
Subscribe to:
Posts (Atom)